Cây thuốc quanh ta hôm nay

Hạt cải củ trị ho suyễn, chậm tiêu

Rau cải củ được trồng khắp ba miền và là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm. Củ làm rau ăn, muối dưa, kho cá thịt...

Rau cải củ được trồng khắp ba miền và là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm. Củ làm rau ăn, muối dưa, kho cá thịt; để già ra hoa lấy hạt làm Thu*c. hạt cải củ còn gọi la bặc tử, lai phục tử, lai bặc tử... Tên khoa học: Semen Raphani Sativi. Để làm Thu*c, nên chọn loại hạt già mẩy, đều, to bằng đầu bút bi, có màu nâu vàng, không mối mọt là tốt. Ngày dùng 6 - 12g.

La bặc tử chủ yếu có chứa chất erucic acid, oleic acid, linolenic acid, linoleic acid, glycerol sinapate, raphanin... Theo y học cổ truyền, la bặc tử vị hăng, ngọt, tính bình. Vào kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng tiêu thực, phúc trướng đầy, giáng khí hóa đàm. Chủ trị các chứng thực tích, chậm tiêu, khí trệ ở trung tiêu, đàm suyễn khái thấu... Sau đây là một số phương Thu*c có hạt củ cải (ba lặc tử).

Trị trẻ nhỏ ho suyễn, thở khò khè: la bặc tử, ma hoàng, făng tâm thảo, tạo giác thích, cam thảo. Các vị tán bột, mỗi lần dùng 4g.

Chữa thực tích, ngực bụng đầy, ăn không tiêu, ợ chua: sơn tra 240g, thần khúc 80g, la bặc tử 40g, bán hạ 120g, trần bì 120g, phục linh 120g, liên kiều 40g. Các vị tán bột, làm hoàn ngày dùng 20 - 30g, hoặc sắc uống. Công dụng: thực tích, hòa vị, thanh nhiệt, lợi thấp.

Trị phản vị, ăn vào nôn ra ế cách: la bặc tử 12g tẩm mật, chưng nghiền nát, ăn. Trị ho do khí nghịch đàm nhiều ăn kém: la bặc tử (sao) 10g, tô tử (sao) 10g, bạch giới tử (sao) 3g, tán nhuyễn, cho vào túi vải. Các vị sắc với 500ml nước còn 200ml, chia làm 3 lần uống. Tác dụng: dưỡng tỳ vị kích thích tiêu hóa.

Lưu ý: Người bị khí hư cẩn thận khi dùng. Người hư yếu, cơ thể thuộc loại chân khí hư không nên dùng.

Không nhầm với hạt cây cải canh (bạch giới tử) - hạt nhỏ hơn, cay hơn.

Lương y: Minh phúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/hat-cai-cu-tri-ho-suyen-cham-tieu-n130733.html)

Tin cùng nội dung

  • Ho là chứng bệnh đường hô hấp thường gặp trong thời tiết giao mùa. Theo Y học cổ truyền, chứng ho là do phế âm hư hoặc tỳ dương vận chuyển kém sinh đờm nhiều gây ho. Do vậy, nguyên tắc trị ho tận gốc là phối hợp các thảo dược có tác dụng bổ phế, hóa đàm
  • Bệnh chậm tiêu chức năng là tình trạng chậm tiêu không do các bệnh lý tổn thương thực thể ở hệ thống tiêu hóa.
  • Hãy bỏ túi những loại trà thảo dược sau đây để làm bí kíp trị ho cho các thành viên trong gia đình bạn khi mùa đông tới.
  • Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài Thu*c dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.
  • Mách mẹ một số mẹo dân gian trị ho cho trẻ cực hiệu quả mà chẳng cần dùng đến kháng sinh.
  • Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY