Làm đẹp hôm nay

Ta thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”

Hậu quả khi dùng kem làm trắng da, trị mụn... không đúng cách

(SKGĐ) Cuộc sống hiện đại không thiếu gì cách để chị em phụ nữ đạt được ước muốn sở hữu làn da trắng nõn, mịn màng. Nhưng việc đạt được bằng cách nào lại là câu chuyện dài.

Đẹp đâu chưa thấy…

Thấy bạn bè kháo nhau dùng mỹ phẩm làm trắng da cấp tốc sẽ nhanh chóng có được làn da trắng mịn như ý, chị Nguyễn Thị Lan ở Hàng Buồm, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội không tiếc tiền đi mua cho bằng được kem làm trắng da. Kể ra, với gia đình làm kinh doanh như chị để có làn da trắng chỉ tốn hơn triệu bạc mua mỹ phẩm là quá đơn giản.

Sau một tuần dùng kem làm trắng da, chị Hoa thấy lời người bạn giới thiệu quá đúng, dùng sản phẩm này “quạ cũng hóa thành công”. Thế là chị Lan yên tâm dùng kem trắng da đều đặn hàng ngày. Dùng được hơn 3 tháng, thấy da dẻ mình đã mịn màng trắng trẻo như ý và vì ngại khoảng xoa xoa quẹt quẹt kem lên người vào mỗi tối khá tốn công nên chị ngừng không sử dụng. Đến lúc này chị mới tá hỏa, khi không tiếp tục sử dụng kem thì da chị bắt đầu khô ráp, hay bị ngứa, chỉ cần cái gãi nhẹ cũng đủ khiến mẩn đỏ nổi lên.

Tuy không dùng kem tẩy trắng da như chị Lan, nhưng chị Lê Hồng Ngân ở phường 9, Q.Tân Bình, Tp.HCM cũng gặp hiện tượng giống như thế sau khi ngưng sử dụng kem trị mụn. Da chị Ngân thuộc loại da nhờn nên hay bị mọc nhiều mụn trứng cá. Khi mụn cũ chưa kịp lặn, chị đã thấy mụn mới chuẩn bí nhú mầm khiến mặt chị luôn trong tình trạng cần “nâng cấp”.

Để cải thiện tình hình, chị Ngân bắt đầu dùng kem trị mụn qua lời giới thiệu của người bạn. Bắt đầu dùng chị thấy rất hiệu quả. Nhưng khi thấy da đã sạch mụn, chị định dừng dùng kem một thời gian thì gặp phải các triệu chứng giống như trường hợp chị Nguyễn Thị Lan kể trên. Và thậm chí, vùng da mặt bị nổi mẫn ngứa của chị thỉnh thoảng còn rỉ nước vàng sau mỗi lần gãi.

Khi dùng các loại kem làm đẹp không đúng cách

Thời gian vừa qua phòng khám da liễu của BS. Lê Quang Lộc ở đường Nguyễn Phúc Lai, Q.Đống Đa, Hà Nội cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp phụ nữ đến khám vì những biểu hiện như trên.

Trước tình trạng đó, BS. Lê Quang Lộc cho biết: Cơ địa của mỗi người khác nhau nên việc tự ý mua và sử dụng mỹ phẩm theo những lời mách bảo của người quen, bạn bè mà không biết có phù hợp với da mình hay không rất nguy hiểm.

Nhiều người vì nóng lòng có được làn da đẹp đã nghe theo những lời giới thiệu mua mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác, thành phần về sử dụng để rồi rước họa vào thân.

Để rõ hơn, BS. Lê Quang Lộc lưu ý thêm là chất corticoid không phải là thuốc trị mụn bởi nó không điều trị nguyên nhân của mụn trứng cá. Sử dụng sản phẩm mỹ phẩm có chất này sẽ làm người sử dụng lệ thuộc vào thuốc. Khi đã quen dùng thuốc rồi nếu ngưng sử dụng sẽ gây mụn trở lại. Và nguy hiểm hơn là nó cho da bị giảm hoặc mất một số chức năng của da như bài tiết, bao bọc che chở... Đây chính là hội chứng da nghiện corticoid.

Chỉ cần dạo quanh các hàng mỹ phẩm tại các chợ, các trung tâm mua sắm ở Tp.HCM và Hà Nội bạn sẽ nhanh chóng nhận được những lời chào mời mua mỹ phẩm làm trắng da, dưỡng da hiệu quả với xuất xứ “hầm bà lằng” đủ các quốc gia từ Anh, Mỹ, Pháp đến Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc…

Nếu việc gọi chính xác nguồn gốc xuất xứ của các loại kem này luôn được xem là khá “gian nan” thì việc xác nhận thông tin các sản phẩm này đều chứa chất corticoid lại khá dễ dàng. Vì ai cũng biết, từ trước đến giờ, để đẩy nhanh công dụng cho các sản phẩm này, các nhà sản xuất đã không quên cho vào đấy chất corticoid. Đây là loại dược phẩm chống viêm mạnh có tác dụng chống dị ứng thường được dùng để bôi da trị mụn.

Khi sử dụng mỹ phẩm có chất corticoid để làm đẹp da, người dùng sẽ nhanh chóng thấy được kết quả như ý: vùng da bôi thuốc trắng và mịn trông thấy, da hết nhờn, mụn lành nhanh… Đa số người sử dụng mỹ phẩm khi thấy những biểu hiện này thường cho rằng đấy là minh chứng của sản phẩm có tác dụng tốt.

Tuy nhiên, nếu một thời gian sau ngừng sử dụng các loại sản phẩm này, thì vùng da vốn đã quen được lớp kem có chất corticoid bao phủ bắt đầu giở trò “mè nheo”. Chúng sẽ nhanh chóng bị nổi mụn, da mẩn đỏ, ngứa, nóng rát. Nếu bạn càng sờ tay vào vùng da mẩn đỏ đó chúng sẽ càng ngứa, rát, khó chịu và thậm chí là tiết ra nước vàng.

BS. Lê Quang Lộc cho biết ông đã khám chữa cho nhiều trường hợp da bị dị ứng sau khi dùng kem có chất corticoid như thế. Có cả những trường hợp bệnh nhân đến chữa trị với vùng da nổi mẩn đã bị nhiễm trùng dẫn đến để lại sẹo.

Nhắn nhủ cùng bạn khi dùng chất corticoid làm đẹp

Thực tế chất corticoid là thuốc được sử dụng trong y khoa, nhưng nó được sử dụng có chỉ định rất nghiêm ngặt, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc này phải theo dõi sát và giảm dần liều, không được dùng kéo dài. Corticoid có tác dụng kháng viêm rất tốt, nên được dùng trong điều trị bệnh viêm khớp, dùng để điều trị ức chế miễn dịch...

Ngoài ra, thuốc này còn có một số tác dụng phụ nguy hiểm khác như gây tăng huyết áp, tiểu đường, loãng xương bệnh lý (chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có thể gãy xương), làm giảm sức đề kháng của cơ thể, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng rất nặng mà thuốc kháng sinh không thể giúp điều trị khỏi.

Theo BS. Lê Quang Lộc, để tránh gặp phải những vấn đề rắc rối vì làm đẹp, một lời khuyên dành cho các chị em khi mua mỹ phẩm là:

- Không mua mỹ phẩm không có tên, nhãn mác, thành phần rõ ràng.

- Tránh dùng sản phẩm tác dụng trắng da hoặc trị mụn quá nhanh.

- Khi mua mỹ phẩm cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và phải bôi thử lên những vùng da nhạy cảm như cổ tay.

- Sau khi dùng thử một thời gian thấy một trong các biểu hiện bất thường như da mẩn đỏ, ngứa, nóng rát cần phải cần ngưng sử dụng ngay. Và cần đến gặp bác sỹ da liễu để được tư vấn điều trị kịp thời.

Vuốt mặt làm đẹp da

- Úp hai tay (đã rửa thật sạch) vào mặt, sát hai bên sống mũi, lòng tay và các ngón áp sát da. Sau đó, vuốt da mặt căng giãn theo chiều ngang bằng cách di động hai bàn tay rời xa nhau. Đặt hai tay về vị trí cũ, rồi thực hiện tiếp động tác trên (25-30 lần).

- Trán: Vuốt từ giữa trán ra hai bên thái dương (25-30 lần).

- Má: Dùng hai lòng bàn tay vuốt từ xương gò má đến hết xương hàm (25-30 lần).

- Môi trên: Dùng hai đầu ngón giữa và áp út vuốt từ nhân trung ra hai bên mép (25-30 lần).

- Cằm: Dùng một lòng bàn tay vuốt từ mép môi dưới xuống cằm, rồi vòng theo chiều cong của cằm đến hết cổ (25-30 lần).

Cần làm đều đặn mỗi ngày!

Diệp Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/lam-dep/hau-qua-khi-dung-kem-lam-trang-da-tri-mun-khong-dung-cach-16836/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY