Tâm sự hôm nay

Hãy lắng nghe và thấu hiểu

Hôm nay là lần thứ ba em quay lại khám. Với nét mặt tự tin hơn, đi cùng em là một cô gái với vẻ ngượng ngùng, e thẹn. Em giới thiệu với mình: “Đây là bạn gái của em”. Nhìn cậu bé với nét mặt hiền hậu có phần hơi bẽn lẽn, ngượng ngùng, mình không nghĩ rằng cậu đã có một thời lang thang, sống phiêu bạt như những đứa trẻ bụi đời.
Hôm nay là lần thứ ba em quay lại khám. Với nét mặt tự tin hơn, đi cùng em là một cô gái với vẻ ngượng ngùng, e thẹn. Em giới thiệu với mình: “Đây là bạn gái của em”. Nhìn cậu bé với nét mặt hiền hậu có phần hơi bẽn lẽn, ngượng ngùng, mình không nghĩ rằng cậu đã có một thời lang thang, sống phiêu bạt như những đứa trẻ bụi đời.

Cách đây 3 tháng, theo lịch luân phiên, hôm ấy là đến ngày mình làm việc tại phòng khám. Thứ bảy, bệnh nhân vắng hơn ngày thường. Có một cậu bé đến khám bệnh với đôi mắt thâm quầng, vẻ mệt mỏi, cậu lễ phép nói: “Cháu xin bác sĩ cho cháu nói dài một chút ạ!”. Mình vui vẻ nói: “Cháu cứ nói đi!”. Thế là cậu bé trình bày một cách tỉ mỉ bệnh tình của mình. Lý do chính cậu đến khám là do không ngủ, cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, khó chịu, sợ hãi, đêm ngủ hay gặp ác mộng, ngủ không ngon giấc, vã mồ hôi và có những cơn hoảng sợ, tưởng chừng như muốn ngất xỉu...

Cậu bé kể về cả một quãng đời tuổi thơ vất vả, gian khó của mình. Sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền Trung đầy nắng và gió, trong một gia đình đông anh em, bố mất trong một lần đi biển, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, cậu đã rời bỏ quê hương vào Sài Gòn, đi lang thang làm nghề bán báo, đánh giày. Trong những năm tháng vất vả, cậu thường xuyên phải làm bạn với vỉa hè, ghế đá qua đêm. Giấc ngủ đến với cậu luôn chập chờn cùng với sự sợ hãi vì có những kẻ nghiện hút bắt nạt, bắt nộp hết tiền cho chúng, có những hôm còn bị đánh đập... Quãng đời lang thang kiếm sống luôn là những ngày tháng đầy lo âu, sợ hãi. Sau nhiều năm phiêu bạt, trở về quê hương và xin vào làm việc ở một cơ sở làm đồ mỹ nghệ, cuộc sống đã có phần ổn định hơn nhưng cậu bé vẫn còn ám ảnh, lo sợ và hình ảnh những năm tháng phiêu bạt luôn hiện về trong từng giấc ngủ.

Mình dành nhiều thời gian để hỏi về cuộc sống của cậu, những điều mình chưa bao giờ chứng kiến và nếu có biết đến thì chỉ là do đọc trên báo chứ chưa nghe từ những người thực, việc thực như cậu bé. Không có nhiều thời gian tiếp xúc, mình chỉ định cho cậu bệnh nhân này đi trị liệu tâm lý. Bệnh tình của cậu bé ngày càng được cải thiện và lần tái khám này mình thấy cậu bé đã hồi phục nhiều sau những liệu trình trị liệu.

Nhớ lại những năm đầu khi còn là sinh viên Trường đại học Y Hà Nội, khi đi thực tập ở bệnh viện, những buổi học lâm sàng vẫn còn khắc sâu trong tâm trí mình. Các thầy giảng lâm sàng luôn nhấn mạnh vai trò của việc thăm khám với những kỹ năng đơn giản nhưng đòi hỏi một sự tinh tế vô cùng: nhìn, sờ, gõ, nghe. Mình đã luôn ghi nhớ, cả trong thực hành nghề nghiệp sau này và nhận thấy quả thật những điều đó là quan trọng vô cùng. Trước kia, khi còn là sinh viên, việc “nghe” được mình hiểu là dùng một công cụ là ống nghe để phân biệt những âm thanh khác nhau của tiếng tim, tiếng phổi để chẩn đoán bệnh. Nhưng với những người công tác chuyên sâu trong tâm thần học nói riêng và những người trong nghề y nói chung, việc lắng nghe người bệnh, để cho người bệnh được nói và trình bày những băn khoăn, trăn trở của họ là một bước quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh. Chúng tôi cũng có những may mắn là được tham dự những buổi hội chẩn bệnh nhân mà các thầy chủ trì dành tới hàng giờ để hỏi bệnh nhân và gia đình người bệnh. Trong những buổi học tập với chuyên gia nước ngoài, chúng tôi cũng được nhấn mạnh vai trò của việc lắng nghe người bệnh để từ đó hiểu và chẩn đoán, đó là một “công cụ khám bệnh” của nhà tâm thần học.

Tôi cũng đã gặp nhiều bệnh nhân đã đi khám chữa bệnh ở nhiều nơi và khi đến khám tại phòng khám của chúng tôi kể lại rằng: Bác sĩ không hề cho bệnh nhân trình bày bệnh tật của mình, cũng không hỏi bệnh nhân một câu nào, chỉ định cho một loạt xét nghiệm, sau đó không giải thích gì và kê cho bệnh nhân đơn Thu*c. Những bệnh nhân này ra về mà trong lòng băn khoăn trăn trở, chưa được nói gì, chưa trình bày gì và họ cũng chẳng hiểu tại sao lại bị bệnh này?

Cũng có những bệnh nhân muốn nói thật nhiều với bác sĩ nhưng cũng có những người bệnh không muốn nói ra những điều thầm kín trong lòng, mình vẫn phải cố hỏi một cách cẩn thận, tế nhị và rồi bệnh nhân cũng đã tin tưởng, chia sẻ những điều riêng tư mà ban đầu họ còn ngại ngùng chưa muốn nói và cũng nhờ vậy mà mình cũng hiểu được thêm cuộc sống thật nhiều màu sắc và phức tạp hơn so với những gì mình từng nghĩ.

BS. Trịnh Thị Bích Huyền

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hay-lang-nghe-va-thau-hieu-6160.html)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY