Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hệ lụy khi lạm dụng mạng xã hội trong đại dịch

Đại dịch COVID-19 khiến mọi người kết nối trực tuyến nhiều hơn - kéo theo những hệ lụy cho sức khỏe tâm thần.

Đối với nhiều người, mạng xã hội đã trở thành một cứu cánh cho thế giới bên ngoài, đặc biệt là khi mọi người tìm cách duy trì kết nối và giải trí. Vậy, với các biện pháp giãn cách xã hội đang được áp dụng trên toàn cầu, liệu Instagram, Facebook, Tiktok… có ảnh hưởng gì đến sức khỏe tinh thần của chúng ta? Câu trả lời là: Có.  

Mặc dù phương tiện truyền thông xã hội có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ kết nối của mọi người với bạn bè và gia đình trong thời gian buộc phải giãn cách, nhưng người dùng nên lưu ý rằng thời gian sử dụng mạng xã hội lâu hơn có thể có tác động bất lợi đến sức khỏe tâm thần.

Lạm dụng mạng xã hội có tác động bất lợi đến sức khỏe tâm thần.

Giáo sư Jeremy Tyler, Khoa Tâm thần học lâm sàng Trường Y Perelman, chuyên điều trị các rối loạn liên quan đến lo âu nhận ra rằng trong một đại dịch, mạng xã hội có thể là “một chiếc nạng” quan trọng cho những ai đang tìm kiếm sự kết nối. Sự cô lập mà chúng ta đang phải trải qua thực sự đè nặng lên mọi người.

Tăng thời gian sử dụng mạng xã hội làm tăng trầm cảm và cô đơn

Nhu cầu tăng cường kết nối là rõ ràng khi bắt đầu đại dịch. ảnh selfie, các trào lưu thử thách mới… cho thấy rõ ràng rằng người dùng muốn tiếp tục tương tác khi họ phải đối phó với một thực tế mới. tuy nhiên, hơn một năm sau, những thách thức liên quan đến đại dịch dần được kiểm soát nhưng nguồn cấp dữ liệu trên mạng xã hội với nhiều cạm bẫy đã gây tác động cho sức khỏe tâm thần của người sử dụng trong nhiều năm, chẳng hạn như thông tin sai lệch và những hình ảnh bị chỉnh sửa nhiều.

Những đại diện phi thực tế này có tác động đến người dùng, đặc biệt là những người đang chuyển sang dùng mạng xã hội thường xuyên hơn. Ví dụ, những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, đã có xu hướng gặp phải những hậu quả tiêu cực từ mạng xã hội.

Ban đầu, người ta cho rằng những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng mạng xã hội vì nó có thể đóng vai trò như một bước đệm cho tương tác xã hội. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, áp lực của việc đạt được nhiều 'lượt thích' hoặc nhiều 'bạn bè' đã gây ra tác dụng ngược. Thay vì làm cho họ được kết nối nhiều hơn, nó buộc họ phải nhận ra rằng họ đang bị mất kết nối như thế nào.

Hơn nữa, nhờ các nguồn cấp dữ liệu chứa đầy những hình ảnh đã được chỉnh sửa và trải nghiệm tích cực đôi khi bị phóng đại, việc gia tăng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cũng mang lại nhiều cơ hội so sánh trên mạng xã hội.

“Phương tiện truyền thông xã hội duy trì ý tưởng rằng chủ nghĩa hoàn hảo là có thể. Mọi người thấy những người dùng khác có vẻ hoàn hảo, được nhiều người yêu thích hoặc có những thứ họ có thể không và họ bắt đầu tin vào một số nhận thức tiêu cực về bản thân.”, Gs. Tyler cho biết.

Những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội bị tác động nặng nề.

Những gì thường được đăng lên mạng xã hội vốn “ảo”, vì rất ít người sẽ đăng ảnh hoặc cập nhật về những khiếm khuyết hoặc thiếu sót của họ. Điều quan trọng là mọi người phải nhận ra rằng những gì được đăng không phải là thực tế.

Tác động của việc tăng thời gian sử dụng thiết bị ở những người đang vật lộn với chứng lo âu xã hội là rất báo động. vì đại dịch cung cấp ít cơ hội tương tác trực tiếp hơn, nên nhiều người cảm thấy ít kết nối hơn so với thời trước đại dịch, mặc dù họ có ý định sử dụng mạng xã hội để kết nối nhiều hơn. trong thực tế, trong các nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về facebook, snapchat, instagarm, nhà tâm lý học ts. melissa g.hunt, phó giám đốc đào tạo lâm sàng bộ môn tâm lý học penn, nhận thấy rằng tăng thời gian sử dụng truyền thông xã hội thực sự làm tăng trầm cảm và cô đơn.

Tác động của thông tin sai lệch trên mạng xã hội

Một lượng lớn thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông xã hội cũng là một nguyên nhân chính gây ra lo lắng và căng thẳng. việc lan truyền thông tin có khả năng gây hại trở nên phổ biến trong đại dịch đến nỗi facebook và twitter, đã bắt đầu gắn cờ và trong một số trường hợp, xóa nội dung sai sự thật. bất chấp những nỗ lực này, người dùng mạng xã hội vẫn bị tấn công bởi những hình ảnh, bài báo và bài đăng lan truyền thông tin sai lệch và góp phần làm tăng cảm giác sợ hãi.

Tác động của thông tin này có thể cực kỳ căng thẳng, đặc biệt khi người dùng cố gắng xử lý cảm xúc của chính họ có liên quan đến các vấn đề xã hội và chính trị trong năm qua. Để chống lại bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào đi kèm với việc sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều, Gs.Tyler đề xuất việc sử dụng mạng xã hội cần phải điều độ.

Hãy thử thách bản thân để có một ngày nghỉ ngơi không có mạng xã hội hoặc cam kết tắt điện thoại khi ăn tối hoặc xem phim. Tất cả chúng ta đều có thể sử dụng và tận hưởng mạng xã hội trong khi vẫn làm việc để hiện diện nhiều hơn trong cuộc sống thực hàng ngày của chúng ta.

Nhật Minh

(pennmedicine)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/he-luy-khi-lam-dung-mang-xa-hoi-trong-dai-dich-n195769.html)
Từ khóa: đại dịch

Chủ đề liên quan:

đại dịch

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY