Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cùng hành động kết thúc đại dịch AIDS

Nhân tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2019, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long.

PV: Cục trưởng có thể khái quát diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam và những điểm cần lưu ý?

Kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2018 trên nhóm phụ nữ B*n d*m (13 tỉnh) và nam quan hệ T*nh d*c đồng giới/MSM (8 tỉnh), tỷ lệ nhiễm HIV nhóm phụ nữ B*n d*m là 3,58% và nhóm MSM là 10,78%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ B*n d*m thay đổi không đáng kể so với năm 2017 và tăng hơn 1% so với năm 2016, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM có xu hướng giảm so với năm 2017 (12,19%)…

Vậy đâu là những khó khăn, thách thức thưa ông?

-HIV/AIDS hiện là vấn đề sức khỏe công cộng quan trọng, là một trong những nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Mỗi năm vẫn có 10.000 HIV+ mới và 2.000-3.000 trường hợp Tu vong do HIV/AIDS, gây tác động rất lớn về sức khỏe, kinh tế - xã hội. Hơn nữa, nhóm ngươiời có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV vẫn ở mức cao.

Khó khăn trong điều phối ARV, đây là giai đoạn chuyển giao Thu*c ARV nguồn viện trợ sang nguồn BHYT, đây là năm đầu tiên thực hiện hướng dẫn các tỉnh, thành phố dự trù Thu*c ARV nguồn BHYT, kinh nghiệm của cán bộ về dự trù Thu*c ARV nguồn BHYT còn hạn chế. Bên cạnh đó, số liệu bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ BHYT chưa rõ ràng tại nhiều tỉnh

Mặc dù dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảm tính bền vững và vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không tiếp tục có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả. Bên cạnh đó, kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ quốc tế đang cắt giảm nhanh, trong khi các nguồn tài chính trong nước (NSNN, BHYT) chưa kịp bù đắp thiếu hụt tài chính. Do đó các địa phương không có dự án viện trợ quốc tế, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn, nguồn ngân sách địa phương dành cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là rất hạn chế, nguồn kinh phí địa phương chỉ cung cấp đủ cho duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan phòng, chống HIV/AIDS địa phương…

chủ đề của tháng quốc gia phòng, chống hiv/aids năm nay là “cùng để kết thúc dịch aids” có ý nghĩa như thế nào thưa ông?

- tháng quốc gia phòng, chống hiv/aids với chủ đề “cùng để kết thúc dịch aids” mang nhiều ý nghĩa. thứ nhất, nó nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong phòng, chống hiv/aids: mặc dù nhiễm hiv là nhiễm bệnh truyền nhiễm mãn tính, tuy nhiên các giải pháp để kiểm soát dịch hiv không chỉ là các giải pháp y tế mà mang tính xã hội tức cần có sự tham gia của tất cả lãnh đạo các cấp, ngành y tế, các ban ngành đoàn thể và cả cộng đồng. khác với nhiều bệnh khác, khi một cá nhân mắc bệnh có thể đến các cơ sở y tế để khám, phát hiện và điều trị. tuy nhiên với hiv là đại dịch xảy ra trên tất cả các quốc gia và châu lục trên thế giới nên ở bình diện rộng cần sự chung tay của cả cộng đồng thế giới phòng, chống hiv/aids, nhất là hiện nay xu hướng thế giới phẳng, người đã nhiễm hiv thậm chí vẫn không chẩn đoán được (trong giai đoạn cửa số) nên không thể áp dụng các biện pháp cấm đoán di chuyển hay cách ly. cộng đồng các quốc gia nếu không chung tay sẽ không thể bảo vệ được quốc gia mình khỏi hiv/aids…

Thứ hai, nhấn mạnh đến mục tiêu quan trọng mà cả thế giới quan tâm và việt nam đã cam kết đó là kết thúc dịch aids”. kết thúc là mục tiêu cao nhất hiện nay để aids không còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng của bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Liên hiệp quốc cũng đã khuyến cáo các quốc gia muốn kết thúc vào năm 2030 thì cần đạt được các mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020, các mục tiêu 90-90-90 đó là: 90% người nhiễm hiv biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người chẩn đoán nhiễm hiv được điều trị bằng Thu*c arv; 90% người điều trị arv có tải lượng hiv dưới ngưỡng ức chế.

Thực tế việt nam năm 2018 kết quả ba mục tiêu này là 80-70-95. như vậy, trừ mục tiêu thứ 3 chúng ta đã đạt được, còn hai mục tiêu đầu nhất là mục tiêu thứ 2 còn khá xa so với đích đạt ra trong khi chúng ta chỉ còn có 1 năm để thực hiện. nếu không có sự chung tay hành động của cả cộng đồng thì có thể chúng ta cũng sẽ không đạt được các mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và tiến tới kết thúc tại việt nam vào năm 2030.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đức Trân

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cac-benh-dich/cung-hanh-dong-ket-thuc-dai-dich-aids-tintuc453302)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY