Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Hết sản dịch lại ra máu tươi, liệu có nguy hiểm Ch?t người?

Hết sản dịch lại ra máu tươi là hiện tượng làm nhiều mẹ sau sinh lo lắng. Liệu đây có phải dấu hiệu bất thường? Hãy cùng tìm hiểu để biết cách bảo vệ mình tốt hơn, mẹ nhé!

Trong quá trình hồi phục, mẹ sau sinh nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. với những mẹ lần đầu sinh con, chưa có kinh nghiệm khi gặp bất cứ vấn đề nào về việc ra máu sau sinh, hoặc sản dịch đều rất lo lắng. đặc biệt, hết sản dịch lại ra máu tươi là tình trạng làm rất nhiều mẹ đứng ngồi không yên. tình trạng này có phải dấu hiệu đáng lo hay chỉ là một phần rất bình thường trong quá trình phục hồi của cơ thể?

1. Sản dịch là gì?

Sau sinh, các mẹ đang trong quá trình hồi phục nếu không được chăm sóc có thể gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ. Đặc biệt, với các mẹ mới sinh con lần đầu, mọi thứ đều bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm. Sản dịch là khi tử cung hồi phục sau sinh trở lại trạng thái như khi chưa mang bầu đẩy ra các lớp niêm mạc bị bong ra, máu và chất nhầy qua cổng cổ tử cung.

Bình thường, sản dịch thoát ra ngoài cần thời gian từ 2-4 tuần tuỳ vào cơ địa của từng người và các mẹ sinh thường hay sinh mổ, thời gian sản dịch hết nhanh hay chậm khác nhau. Màu sắc sản dịch từ ngày đầu đến ngày thứ 4 có màu đỏ sậm, dịch nhầy lẫn với các cục máu nhỏ, màng niêm mạc bong ra lợn cợn. Từ ngày thứ 4 - ngày 10 sau sinh, sản dịch có màu hồng nhạt, ít cục máu đông là lỏng hơn so với trước đó. Từ ngày 10 - ngày 15 sau sinh, sản dịch chuyển thành màu vàng do các tế bào bạch cầu và lớp niêm mạc tử cung tống ra ngoài. Từ ngày 15 - ngày 28 sau sinh, sản dịch chuyển dần thành màu trắng như bình thường.

2. Sản dịch sau sinh thường kéo dài bao lâu?

Ngay sau khi sinh con, dù là sinh thường hay sinh mổ, sẽ xuất hiện sản dịch. màu của sản dịch sẽ thay đổi từ màu đỏ tươi sang màu đỏ nâu kéo dài trong 1 tuần, sau đó sản dịch sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu trắng vào khoảng 10 ngày sau bởi khi đó thành phần chủ yếu trong sản dịch là các tế bào bạch cầu và tế bào niêm mạc tử cung.

    Tình trạng sản dịch sau sinh thường kéo dài từ 2 - 4 tuần. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.
    9 ngày sau sinh thì sản dịch không có màu, chỉ là dịch trong hoặc màu trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử.

3. Sản dịch sau sinh như thế nào bình thường?

Dù bạn sinh thường hay sinh mổ, việc ra sản dịch sau sinh là điều không thể tránh. sản dịch là dịch chảy ra từ *m đ*o, bao gồm máu, mô bóc tách từ niêm mạc tử cung và vi khuẩn.

Trung bình, sản dịch sau sinh sẽ kéo dài 2-4 tuần, tùy theo cơ địa mỗi người. chỉ một số ít phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng ra máu kéo dài 6 tuần. miễn không xuất hiện các triệu chứng sốt, đau bụng, đau tử cung, bạn không cần quá lo. trong trường hợp sản dịch sau sinh kéo dài hơn 6 tuần, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra.

Sản dịch trong những ngày đầu sau sinh thường có màu đỏ sậm hoặc đỏ tươi như máu trong chu kỳ kinh nguyệt, với thành phần chủ yếu là huyết dịch, máu cục nhỏ và màng bóng hoạt tử. đến khoảng ngày thứ 4 sau sinh, sản dịch sẽ loãng hơn và có màu hồng nhạt. đến khoảng ngày thứ 10, nếu không có gì bất thường xảy ra, sản dịch chỉ còn là một lượng nhỏ dịch tiết có màu hơi vàng với thành phần chủ yếu là tế bào bạch cầu và niêm mạc tử cung. trong 2 tuần tiếp theo, sản dịch sẽ chuyển từ màu vàng sang trắng. đó là những dấu hiệu gần hết sản dịch.

*lưu ý: thời gian xuất hiện 3 loại sản dịch chỉ mang tính tương đối, có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. vì vậy, bạn không cần quá lo nếu thời gian xuất hiện sản dịch vàng ngắn hơn, hoặc dài hơn bình thường.

4. Hết sản dịch lại ra máu tươi – Khi nào cần lo?

Sau đây là một vài dấu hiệu bất thường của sản dịch sau sinh:

    Phụ nữ sau sinh sản dịch có mùi hôi
    Nhịp tim không đều

6 tuần sau sinh, tình trạng chảy máu *m đ*o trở lại, nếu không quá nhiều và không kèm các triệu chứng gì khác thì có thể là ra kinh non. Tuy nhiên, cần đi kiểm tra để xác định không có gì bất thường xảy ra.

Xuất hiện những đốm máu đỏ tươi sau khi sản dịch đã nhạt đi có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hoạt động quá mức, và bạn cần thêm thời gian phục hồi. bạn không cần quá lo, chỉ cần cố gắng thư giãn, nghỉ ngơi thêm. tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm, thậm chí lượng máu ra ngày càng nhiều hơn, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Kinh non sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hết sản dịch lại ra máu tươi. ngay sau khi sản dịch kết thúc, những mẹ không cho con bú hoàn toàn có thể bị ra máu đỏ tươi. hiện tượng sản dịch sau sinh 12 ngày lại ra máu tươi hay còn gọi là kinh non sau sinh có thể xảy ra với 25% phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tuần đầu, do niêm mạc tử cung phục hồi và bong tróc. đây là hiện tượng bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.

Những trường hợp bình thường, kinh non chỉ xuất hiện nửa ngày hoặc 1 ngày nhưng rất ít. kinh non có thể kéo dài 3-5 ngày. nếu tình trạng ra máu đỏ tươi kéo dài trên 8 ngày, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.

Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng nên lưu ý một số trường hợp nhận biết sản dịch bất thường:

5. Lưu ý trong thời gian ra sản dịch

Cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách, tránh những ảnh hưởng sau sinh để bảo vệ sức khỏe.

Không phải tất cả trường hợp hết sản dịch lại ra máu tươi đều cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. tuy nhiên, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến những dấu hiệu đi kèm cũng như biểu hiện của cơ thể. nếu có bất kỳ vấn đề nào, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Hồng Anh | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/het-san-dich-lai-ra-mau-tuoi-lieu-co-nguy-hiem-chet-nguoi-346803)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi đi khám thì được biết bị nôn ra máu do rách thực quản. Xin bác sĩ nói rõ về bệnh này, nguyên nhân do đâu và cách phòng chữa.
  • Em bị viêm nang lông, nhưng khi dùng Thu*c thì thấy xuất hiện triệu chứng nóng ở đầu tiết niệu, rất khó chịu. Trước đó em có đi tiểu ra máu cục.
  • Lúc đầu đi tiểu rất nhiều lần, mỗi lần tiểu 1 ít và máu ra vài giọt. Bây giờ em đi tiểu ít lại nhưng vẫn ra máu, bụng đau buốt.
  • Ở người có tuổi trên 45, tiểu ra máu là triệu chứng khởi đầu của một chấn thương hoặc một bệnh ở thận - tiết niệu, đặc biệt là bệnh ung thư đang xảy đến trong cơ thể người bệnh.
  • Cháu tôi 5 tuổi, bị đau bụng, sốt, đái ra máu, đi khám được chẩn đoán u Wilms.
  • Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Biểu hiện có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng.
  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Nôn ra máu là triệu chứng thường do bệnh lý ở đường tiêu hóa trên, bao gồm: thực quản, dạ dày, và đoạn đầu ruột non (hành tá tràng). Nôn ra máu thường co chảy máu thực quản, dạ dày, tá tràng
  • Đi tiêu ra máu là thuật ngữ y khoa, dùng để mô tả máu xuất hiện trong phân. Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân đại tiện, đi tiêu, đi cầu ra máu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY