Một trong những kỷ lục về trẻ sơ sinh lớn nhất thế giới thế kỷ 19 được y văn thế giới ghi lại, là con của bà Anna Bates, ở Ohio (Mỹ). Anna Bates là phụ nữ cao lớn, sinh hạ bé trai ngày 19/1/ 1879. Khi Anna vỡ ối, chỉ riêng nguồn ối đã lên tới 6 gallon (tương đương 22,7 lít). Em bé nặng 22 pound (gần 10kg) và dài hơn 2 feet (trên 60cm). Thật không may, bé chỉ sống được 11 giờ sau chào đời. Cha đứa trẻ mô tả con trai mình là “hoàn hảo về mọi mặt... như một đứa trẻ bình thường 6 tháng tuổi”.
Anna Bates tên đầy đủ là Anna Haining Bates (1846-1888), bà sinh ra trong gia đình có cha mẹ người Scotland nhập cư và có chiều cao trung bình. Anna Batesmang thai hai đứa con với Martin, đứa đầu là bé gái sinh ngày 19/5/ 1872 nặng 8,16kg, cũng Tu vong sau khi sinh. Mùa hè năm 1878, bà mang thai lần hai và sinh ra bé trai nói trên. Ngoài trọng lượng và chiều cao, đứa trẻ này còn có hai bàn chân khổng lồ, mỗi bàn chân dài 152mm và được ghi danh trong sách Kỷ lục Thế giới Guinness. Anna Bates cao 7 feet, 11 inch (2,43m), kết hôn với ông Martin van Buren Bates, người có chiều cao tương ứng 7 feet, 9 inch (2, 362m). Cả hai cùng làm việc cho một rạp xiếc. Riêngbà Anna Bates qua đời vì bệnh tim ở tuổi 42.
Trong thế kỷ 20, y văn thế giới bổ sung thêm nhiều kỷ lục mới, trong đó có ca sinh của một phụ nữ 41 tuổi người Indonesia, tên là Ani ở Medan, Bắc Sumatra với bé trai nặng tới 8,7kg, dài 62cm hồi cuối tháng 9/ 2009. Đây là bé sơ sinh nặng nhất được ghi nhận từ trước đến nay ở nước này. Đứa trẻ được đặt tên là Muhammad Akbar Risuddin. “Akbar” có nghĩa là “lớn” trong tiếng Indonesia. Theo bác sĩ tại bệnh viện ở tỉnh Bắc Sumatra thì đứa trẻ rất nặng khiến ca phẫu thuật thực sự khó khăn, nhất là đôi chân quá khổ.
Theo giới truyền thông quốc tế, tuy sang thế kỷ 21 mới được hơn 2 thập niên nhưng nhân loại đã chứng kiến nhiều ca sinh khổng lồ, thậm chí có cả ca “xô đổ” mọi kỷ lục trước đó. Trong số này có bé Ademilton Dos Santos đang giữ kỷ lục em bé sơ sinh nặng nhất Brazil. Các bác sĩ cho biết bệnh đái đường của người mẹ đã khiến Ademilton “lớn nhanh như thổi” ngay trong bụng mẹ. “Ademilton có thể được coi là em bé khổng lồ bởi cân nặng của bé bằng cân nặng của một đứa trẻ 6 tháng tuổi”, chị Santos, mẹ của Ademilton nói với báo giới.
Cũng theo Santos, bốn đứa con khác của chị đều có cân nặng bình thường khi chào đời nhưng riêng Ademilton không bình thường, nên Ademilton phải sinh mổ vào ngày 18/1/2005, nặng 7,57kg.
Tại Việt Nam chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Hồi đầu năm 2020, tại Khánh Hòa, sản phụ H.T.A.T. (28 tuổi, ngụ tại huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) đã sinh một bé trai nặng 6,5kg thành công. Xác định thai nhi lớn, các bác sĩ chỉ định mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai. Sau khi sinh, sức khỏe của sản phụ T. và em bé hoàn toàn ổn định. Với mức cân nặng này, em bé tương đương với một đứa trẻ 3-4 tháng tuổi. Trước đó, kỷ lục bé sơ sinh nặng nhất Việt Nam đang thuộc về bé Trần Tiến Quốc (sinh năm 2017), tại tỉnh Vĩnh Phúc, lúc chào đời Quốc có cân nặng 7,1kg.
Theo quỹ giáo dục và nghiên cứu y khoa mayo mỹ (mco), hiện tượng thai to (fetal macrosomia) hay fm là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một đứa trẻ sơ sinh lớn hơn nhiều so với mức bình thường. một em bé được chẩn đoán là mắc bệnh fm hay megababy thường nặng hơn 8 pound, 13 ounce (4.000gram), bất kể tuổi thai. khoảng 9% trẻ sơ sinh trên toàn thế giới nặng hơn ngưỡng này. rủi ro liên quan đến fm tăng lên khi trọng lượng em bé vượt trên mức 4.500gram, đặc biệt là nguy sức khỏe sau sinh. cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh tại việt nam vào khoảng 3.000 - 3.200g so với 4.000g ở các nước phương tây. tại việt nam, giới sản khoa cho rằng cơ thể phụ nữ việt nhỏ nhắn nên trên 3.500g đã được xem là lớn, còn ở âu-mỹ trên ngưỡng 4.000g mới được gọi là thai lớn hay thai thừa cân.
FM khó chẩn đoán trong thai kỳ, dấu hiệu và triệu chứng điển hình dưới đây: Chiều cao cơ bản (fundal height) to, hay còn gọi là quy tắc McDonald, tức kích thước tử cung được sử dụng để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Nó được đo từ đỉnh tử cung của mẹ đến đỉnh của giao hưởng xương mu mẹ bầu. Nếu chiều cao cơ bản lớn hơn dự kiến có thể là một dấu hiệu em bé quá lớn. Tiếp đến là hiện tượng có quá nhiều nước ối (polyhydramnios), tức chất lỏng bao quanh bảo vệ em bé khi mang thai. Lượng nước ối còn phản ánh lượng nước tiểu của em bé, nếu nhiều chứng tỏ em bé sẽ lớn hơn bình thường.
Nguyên nhân FM có yếu tố di truyền và các yếu tố góp mặt khác như mẹ bầu béo phì hoặc đái tháo đường (ĐTĐ). Hiếm khi em bé mắc bệnh lý nào đó khiến phát triển nhanh hơn hơn trung bình. Về rủi ro, FM như người mẹ bị ĐTĐ, tiền sử mắc bệnh FM từng sinh em bé lớn, người mẹ béo phì. Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ cũng là nguyên nhân nặng ký, sinh nhiều lần, tuổi mang thai lớn hay mang thai quá hạn. Ví dụ, phụ nữ trên 35 tuổi có nhiều khả năng mắc FM.
Về biến chứng, FM có thể để lại những rủi ro về sức khỏe cho cả mẹ lẫn con, khi mang thai lẫn khi vượt cạn. Đối với mẹ bầu, biến chứng đầu tiên là khi vượt cạn, tăng nguy cơ sa tử cung khiến em bé bị chèn ép trong ống sinh (chứng lệch vai), chấn thương khi sinh. Mẹ bầu có thể bị rách đường Sinh d*c khi sinh nở, khiến em bé bị thương trong ống sinh, chảy máu nghiêm trọng sau khi sinh. Nặng có thể bị vỡ tử cung, nhất là thai phụ từng sinh mổ đó hoặc phẫu thuật tử cung. Cần mổ cấp cứu để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Về các biến chứng của FM đối với em bé khi ra đời như đường huyết thấp hơn bình thường, dễ mắc chứng béo phì, hội chứng chuyển hóa trong thời thơ ấu. Theo nghiên cứu bất kỳ em bé nào trên 4,5 kg đều có thể bị mắc kẹt dưới xương chậu của người mẹ, điều này có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh hoặc thậm chí gãy xương. Những em bé lớn như vậy có thể có cơ tim dày hơn bình thường, hay gặp các vấn đề về hô hấp và thậm chí bị tổn thương não.
FM không thể chẩn đoán được cho đến khi đứa trẻ ra đời. Tuy nhiên, nếu có các yếu tố nguy cơ thì nên tư vấn bác sĩ, làm các xét nghiệm để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi khi đang mang thai, như siêu âm, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ để ước tính cân nặng của bé, độ chính xác của siêu âm để dự đoán FM. Ngoài ra, có thể kiểm tra trước sinh như xét nghiệm thai nghén hoặc hồ sơ S*nh l* của thai nhi, để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Áp dụng bài kiểm tra nonstress đo nhịp tim của em bé đáp ứng với chuyển động của cơ thể. Hồ sơ S*nh l* của thai nhi kết hợp xét nghiệm không đè nén với siêu âm để theo dõi chuyển động, giọng điệu, nhịp thở và thể tích nước ối của em bé. Dự báo bệnh FM còn dựa trên sức khỏe người mẹ như ĐTĐ thai kỳ, béo phì hay tiền sử các ca sinh như đề cập.
Chủ đề liên quan:
thai to