Sách điện tâm đồ hôm nay

Hình ảnh tăng gánh thất trái, thất phải và hai thất trên điện tâm đồ

Ở nhiều ca, tất cả các chuyển đạo đều có STT trái hướng với QRS, thí dụ ở V5, V6 có QRS dương, ta thấy ST chênh xuống và T âm. Còn ở V1, V2 thì ngược lại.

Tăng gánh thất trái

Tăng gánh thất trái thường gặp trong

Tăng huyết áp.

Hở hay hẹp động mạch chủ.

Hẹp eo động mạch chủ.

Hở hai lá

Còn ống động mạch

Phồng động tĩnh mạch

Thiểu năng vành…

Tăng gánh thất trái gồm các triệu chứng xếp theo thứ tự quan trọng sau đây (Hình 48):

Ở các chuyển đạo trước tim

Ở V5, V6:

Biên độ R cao lên và nhiều khi vượt quá 25mm ở người có thành ngực dày và quá 30mm ở người có thành ngực mỏng.

Sóng Q hơi sâu nhưng không rộng.

Sóng S không có hoặc rất nhỏ.

Nhánh nội điện muộn tới > 0,045s.

Ở V1, V2:

Sóng R bé đi, có khi biến hẳn.

Sóng S dài ra.

Vùng chuyển tiếp:

Dịch sang phải.

Các chỉ số:

Sokolov – Lyon: RV5 SV2 ≥ 35mm.

Du Shane: Q ở V5 hay V6 sâu hơn 4mm.

Ở các chuyển đạo ngoại biên

Ở đa số các ca, tim ở tư thế nằm, trục điện tim lệch trái và như thế D1 và aVL sẽ dương với R ở aVL vượt quá 12mm, D3 và aVF sẽ âm.

Ở một số ca khác, có tư thế tim đứng hay nửa đứng, trục điện tim có thể bình thường hay xu hướng phải, và như vậy D3 và aVF sẽ dương với R ở aVF vượt quá 20mm, D1 và aVL sẽ âm.

Ở một số ca có tư thế trung gian, trục điện tim bình thường và cả ba chuyển đạo mẫu đều dương.

Riêng aVR nói chung vẫn âm, đôi khi có dạng QR.

Đoạn STT

Ở nhiều ca, tất cả các chuyển đạo đều có STT trái hướng với QRS, thí dụ ở V5, V6 có QRS dương, ta thấy ST chênh xuống và T âm. Còn ở V1, V2 thì ngược lại.

Ở một số ca khác, T nói chung lại dương và nhọn với ST bình thường hay hơi chênh xuống: đây là hình ảnh tăng gánh tâm trương, hậu quả của các

bệnh có lưu lượng máu và thất trái quá nhiều lúc tâm trương như hở động mạch chủ, hở hai lá, ống động mạch.

QT dài ra.

Đôi khi, ta thấy U âm ở D1, V5, V6, và dương ở V1, V2.

Tăng gánh thất phải

Thường gặp trong hẹp hai lá, tâm phế mạn và nhiều bệnh tim bẩm sinh có tím (Fallot, đảo gốc động mạch, thân động mạch chung) và không tím (hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất, ống động mạch đã có tăng áp phổi).

Ở các chuyển đạo trước tim

Ở V3, V1:

R ≥ 7mm và có thể bằng S (dạng RS) hay hơn S (dạng Rs) hay mất hẳn S (dạng “R” thường gặp trong Fallot).

Nói chung, Q không có mặt: nếu nó có mặt thì phần lớn là một dạng của blốc nhánh phải (gây ra bởi dày thất phải), đôi khi là do có thêm giãn nhĩ phải, cũng có khi là nhồi máu trước vách.

Khá nhiều trường hợp R không cao mà có dạng blốc nhánh phải (rS với S có móc, rsr’S’, rsR’S’, rsR’, rR’…): một số lớn các ca này là do tăng gánh tâm trương, hậu quả của các bệnh có lưu lượng máu vào thất phải quá nhiều lúc tâm trương như: thông liên nhĩ, hở động mạch phổi, hở ba lá.

Ở nhiều ca tâm phế mạn có khí phế thũng, R không cao mà có dạng rS hay QS: một số lớn các ca này có dạng rS suốt từ V1 đến V6.

Nhánh nội điện tới trên 0,03s hay 0,035s.

Ở V5, V6:

Sóng S sâu hơn bình thường.

Vùng chuyển tiếp

Vùng chuyển tiếp dịch sang trái.

Chỉ số

RV1 SV5 > 11mm.

Ở các chuyển đạo ngoại biên

Ở hầu hết các ca, tim ở tư thế đứng, với trục phải (≥ 1100) và như thế D1, aVL sẽ âm, D2, aVF sẽ dương với dạng S1Q3.

Ở một số ít ca, nhất là khi dày thất phải rất mạnh do Fallot hay tâm phế mạn, tim ở tư thế nằm hay vô định và mỏm tim ra sau, ta có: trục phải rất mạnh hay vô định ( 1500 tới – 900); D1, D2, D3, aVF đều âm và dạng S1, S2, S3.

Riêng aVF, bất kỳ là tư thế nào, cũng có một sóng dương kết thúc phức bộ QRS (thí dụ: dạng Qr, QR hay rSr’…). Sóng dương này vư ợt quá 5mm.

Đoạn STT

Nói chung, ở nhiều chuyển đạo, ta thấy STT trái hướng với QRS nghĩa là khi QRS dương thì T âm và ngược lại.

Trường hợp ở V3R, V1 có QRS dương (dạng Rs) và STT trái hướng với nó (nghĩa là ST(, T âm) thì ta gọi là tăng gánh tâm thu, hậu quả của các bệnh gây cản dòng máu ra khỏi thất phải lúc tâm thu như: hẹp động mạch phổi, Fallot, tâm phế mạn, hẹp hai lá…

QT dài ra.

Đôi khi ta thấy U âm ở V1, V2 và dương cao ở V5,V6.

Tăng gánh hai thất

Thường gặp trong các bệnh có hai tổn thương đồng thời tác độn lên hai thất, thí dụ: bệnh hai lá – động mạch chủ, tâm phế mạn kèm tăng huyết áp. Tăng gánh hai thất gồm những triệu chứng của dày thất phải và dày thất trái phối hợp lại, thí dụ:

R cao và STT âm ở cả V1 lẫn V5, V6.

Hoặc R cao và STT âm ở V5, V6 nhưng lại có trục phải mạnh (> 1000).

Hoặc có dạng hai pha RS với biên độ rất cao (khoảng 50mm) ở V3, V4.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/sachdientamdo/hinh-anh-tang-ganh-that-trai-that-phai-va-hai-that-tren-dien-tam-do/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY