Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

“Hô biến” nhân viên tạp vụ lên làm bác sĩ: Có gì mà làm quá

Sự việc một nhân viên tạp vụ đứng ra “khám chữa bệnh” cho công nhân đã xảy ra tại Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bình Dương khiến dư luận bức xúc.
Bà N. ngồi giữa chịu trách nhiệm đo mạch, huyết áp.

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ lại cho rằng hành động này cũng không có gì là ghê gớm và nhiều khi báo chí làm quá.

Sau chia sẻ của đại diện Sở Y tế Bình Dương, trường hợp nhân viên tạp vụ đứng ra cân đo cho công nhân khi khám sức khỏe định kỳ cũng không có gì là “ghê gớm”. Với các loại máy đo huyết áp điện tử thì người bình thường cũng có thể tự cân đo và ghi vào sổ khám bệnh của mình. Nhân viên tạp vụ này chỉ sai là mặc áo blue trắng, áo của nhân viên y tế.

Trước ý kiến này, chị Lưu Thị Thủy, Hà Nội cũng cho rằng thực ra nếu chỉ cân đo đong đếm thì cũng không có gì ảnh hưởng tới công nhân vì bản thân chị Thủy cho biết khi đi khám sức khỏe ở một số nơi, cần có sổ y bạ ghi huyết áp và cân nặng thì nhân viên lễ tân ra cân, đo và ghi vào sổ giúp. Nếu trường hợp biên chế, nhân viên không đủ mà bà N. bị điều đi phụ việc thì cũng không nên kết tội họ.

Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội cho biết câu chuyện gây tranh cãi khi bà N.T.K.N. được điều đi để thực hiện công việc đo mạch, huyết áp thì cũng không nên quá gay gắt với họ. Thực tế, việc đo huyết áp không phải ở đâu bác sĩ cũng đủ để làm việc này và họ thao tác đo huyết áp để ghi vào sổ sách cho bác sĩ là người đưa ra chẩn đoán ban đầu cũng như đưa ra các xét nghiệm, theo dõi tiếp theo.

Dư luận dậy sóng với trường hợp bà N. và cho rằng đây là hành vi vô đạo đức, coi thường sức khỏe của công nhân cũng không hẳn. BS Phúc chia sẻ bản thân nhiều đoàn từ thiện cũng không hoàn toàn bác sĩ vẫn có những nhân viên phụ việc. Để khỏi lẫn với người dân, đoàn tới khám có thể mặc tạm áo để họ dễ nhận dạng.

Việc mặc áo blue cũng không sai vì họ chỉ khoác vào quan trọng nhất là biển tên họ không có, không làm giả. Trường hợp bà N. mặc áo blue, đeo biển tên bác sĩ mới vi phạm đạo đức. Qua hình ảnh cho thấy bà N. không đeo biển tên, chỉ mặc tạm áo nhân viên y tế. Điều này cũng không hẳn là sai trái bởi vì ngay kể cả những người ngoài ngành đôi khi vào viện cũng phải mặc quần áo của bác sĩ.

Một bác sĩ sau khi đọc thông tin này cũng chia sẻ rằng việc cân, đo chiều cao, đo huyết áp trong khám sức khỏe là chuyện tương đối đơn giản hiện nay các máy đo huyết áp đều thực hiện tự động các thao tác đo, không như ngày xưa cần phải là bác sĩ hoặc y tá có chuyên môn biết sử dụng 'ống nghe' để thao tác cho nên nếu sử dụng bác sỹ thì không đủ bác sĩ để làm. Vì họ chỉ cần đo lấy số liệu thôi mà, việc đánh giá kết quả sẽ có bác sỹ chuyên khoa thực hiện. Khi để nhân viên tạp vụ ở vị trí này gây bất bình cho dư luận. Nếu một người có trình độ phổ thông, được huấn luyện sử dụng thiết bị không làm dọn dẹp sẽ khiến dư luận bớt “nổi sóng” hơn.





Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vn/ho-bien-nhan-vien-tap-vu-len-lam-bac-si-co-gi-ma-lam-qua-post326120.info)

Tin cùng nội dung

  • Chiều ngày 3/4, ông Hồ Văn Trường (sinh năm 1966, trú tại xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) đã Tu vong sau khi đến cửa hàng Thu*c tây của dược sĩ Nguyễn Đình Vinh để tiêm Thu*c chữa hen suyễn, tức ngực.
  • Với vai trò là một trong những trung tâm đào tạo lớn nhất Việt Nam, mỗi năm BV Bạch Mai cung cấp chương trình đào tạo nguồn cho gần 2.000 y bác sĩ trên khắp cả nước.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Từ rất lâu dị ứng, phản ứng và sốc phản vệ đã trở thành nỗi ám ảnh của các bác sĩ.
  • Mẹ tôi bị bệnh bạch cầu tủy, mới phát hiện bạch cầu và tiểu cầu tăng cao, như vậy có nguy hiểm không?
  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY