Thực hành chẩn đoán và điều trị hôm nay

Ho: dấu hiệu triệu chứng, thực hành chẩn đoán điều trị

Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.

Ho có thể đơn thuần là một phản xạ của cơ thể để tống xuất những vật cản trong đường thở, có thể là đàm, dị vật... nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác nhau. Vì thế, có những trường hợp ho chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, nhưng cũng có những trường hợp ho kéo dài dai dẳng với sự tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn...

Ho cấp tính là chỉ chung những trường hợp ho phát triển nhanh, với triệu chứng rõ nét và thường không kéo dài quá 4 tuần. Những trường hợp ho kéo dài hơn 4 tuần được gọi là ho mạn tính và cần phải được chẩn đoán nguyên nhân chính xác để điều trị.

Có nhiều nguyên nhân gây ra ho, nhưng phổ biến nhất là các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp. Ho có thể

có dịch nhầy, đàm, hoặc cũng có thể không có. Dựa vào sự khác nhau này và một số triệu chứng kèm theo có thể gợi ý cho việc chẩn đoán nguyên nhân gây ho.

Nguyên nhân

Do bị kích thích bởi bụi, khói hoặc bất cứ dị vật nào lọt vào đường thở.

Do tác dụng của một vài loại Thu*c, chẳng hạn như Thu*c ức chế chuyển hóa men (ACE).

Đau họng.

Cảm lạnh.

Viêm phổi, viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi.

Nghẽn mạch phổi.

Tràn khí màng phổi.

Bệnh lao.

Viêm phế quản.

Giãn phế quản.

Suy tim sung huyết.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Hen phế quản (suyễn).

Nhiễm trùng vùng ngực.

Ung thư biểu mô ở phế quản.

Chẩn đoán

Một số biện pháp sau đây có thể hỗ trợ cho việc chẩn đoán:

Khi ho có đờm, xét nghiệm đờm hoặc nuôi cấy vi khuẩn để xác định nguyên nhân.

Chụp X quang lồng ngực.

Điện tâm đồ trong các trường hợp nghi ngờ nghẽn mạch phổi hay suy tim sung huyết.

Dựa vào các triệu chứng khác nhau để chẩn đoán phân biệt nguyên nhân:

Ho khan, không có đờm, có thể do hen phế quản, hoặc do dùng các Thu*c ức chế chuyển hóa men (ACE).

Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.

Ho ra máu có thể là do bệnh lao, viêm phổi hoặc nghẽn mạch phổi.

Ho có đờm và trong đờm có mủ, có thể gặp trong các bệnh viêm phổi, viêm phế quản hay giãn phế quản.

Ho kèm theo dấu hiệu thở ngắn, hụt hơi, có thể là dấu hiệu của các bệnh như suy tim sung huyết và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ho kèm theo tiếng thở khò khè là dấu hiệu của hen phế quản hoặc nhiễm trùng ở ngực.

Ho kèm theo sụt cân, đôi khi có sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng, có thể nghi ngờ ung thư biểu mô ở phế quản.

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân:

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường không cần phải điều trị, trừ trường hợp viêm xoang cần điều trị bằng kháng sinh. Có thể cho dùng các Thu*c làm giảm nhẹ triệu chứng như paracetamol hoặc aspirin và khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Giải thích về tính chất không nghiêm trọng của bệnh để trấn an bệnh nhân.

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phổi...) cần được điều trị bằng kháng sinh. Có thể khởi đầu với các Thu*c như amoxycillin hay erythromycin, và các Thu*c co- amoxiclav hay ciprofloxacin điều trị hàng thứ hai cho nhiễm trùng mắc phải tại cộng đồng.

Trong những trường hợp ho do bệnh ở vùng ngực giai đoạn cuối có thể dùng các Thu*c dạng xi rô có chứa pholcodin (như Pholcones, Pholcones Guaiphénésin...) hoặc morphin.

Nên cân nhắc việc chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên môn hoặc đề nghị điều trị tại bệnh viện nếu chẩn đoán nghi ngờ các trường hợp sau:

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

Nghẽn mạch phổi.

Tràn khí màng phổi.

Ung thư biểu mô ở phế quản.

Bệnh lao.

Suy tim sung huyết.

Hen phế quản.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thchandoandieutri/thuc-hanh-chan-doan-va-dieu-tri-ho/)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY