Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hoa mào gà, vị Thuốc trị nhiều chứng bệnh

Hoa mào gà là loài hoa quen thuộc được trồng tại nhiều gia đình dùng để làm cảnh. Trong Đông y, Cây hoa mào gà sử dụng hạt, bông hay mầm non làm dược liệu, vị Thuốc này có nhiều tác dụng quý như điều trị đi cầu ra máu, thổ huyết, khi hư, di tinh, chảy máu cam…

Mào gà đỏ có nguồn gốc ở vùng Đông Ấn, được nhập trồng làm cảnh và làm Thuốc ở nhiều nơi. Người ta dùng cụm hoa, hạt và lá để làm Thuốc với tên gọi là kê quan hoa (Flos Celociase Cristatae).

Hoa mào gà còn có tên gọi kê đầu, kê cốt tử hoa, mồng gà. Tên khoa học Celosia cristata L., thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Thân nhẵn, cao 30-70cm. Lá mọc lệch có cuống, lá có các màu đỏ sẫm, xanh, xanh vàng. Hoa mọc tập trung ở đỉnh như mào con gà. Cụm hoa được thu hái vào cuối hè đầu thu, khi hoa đang nở rộ, đem phơi khô, bảo quản nơi khô ráo để làm Thuốc.

Hoa mào gà có chứa chất betamin, một chất có nitrogen chứa anthocyanin. Trong hạt có chất dầu béo.

Theo Đông y, kê quan hoa có vị ngọt, tính mát, tác dụng tiêu viêm , cầm máu. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh viết: “Kê quan hoa tính mát, khí thuần hòa, trị được chứng trường phong hạ huyết (đi cầu ra máu), chứng trĩ, mạch lương, lỵ và băng huyết”.

Ngày nay, người ta dùng hoa mào gà (cả hạt) sắc uống để cầm máu trong các trường hợp ra máu như: lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, rong kinh, tiểu ra máu. Ngày dùng 10-16g khô hoặc 30-45g tươi.

Nước sắc hoa mào gà được dùng để rửa mắt đỏ đau, giúp hạ sốt ở trẻ em. Dùng chữa kiết lỵ, xích bạch đới, viêm đường tiết niệu.

Người Ấn Độ dùng hạt mào gà trị ho, lỵ; đắp chữa mụn nhọt có mủ.

Một số bài Thuốc dùng hoa mào gà đỏ:

- Chữa chứng thổ huyết: Hoa mào gà 30g, gạo nếp 50g. Ngâm hoa mào gà trong nước nửa ngày, sau đó đun sôi khoảng 20 phút rồi lọc lấy nước. Dùng nước này nấu với gạo nếp thành cháo loãng. Chia làm 2 phần ăn trong ngày với ít đường trong lúc đói bụng.

- Chữa chứng dạ dày, ruột hoặc tử cung bị xuất huyết: Hoa mào gà đỏ 10-16g khô (30-45g tươi), sấy giòn rồi tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g với nước cháo loãng.

- Chữa viêm *m đ*o, khí hư bạch đới: Hoa mào gà tươi 500g, nước cốt củ sen 500ml. Hoa mào gà rửa sạch, cho vào nồi nấu với lượng nước thích hợp. sau 20 phút chắt lấy nước 1 lần rồi cho vào nồi hầm tiếp. Chắt đủ 3 lần nước thì gộp chung lại, nấu lửa nhỏ cho đến khi cô đặc. Đổ nước cốt củ sen vào, nấu cho tới khi thấy nước Thuốc sền sệt thì bắc nồi xuống. Thêm 500g đường cát trắng vào trộn đều. Dàn mỏng trên đĩa lớn, phơi khô, tán bột, cho vào hũ sạch, đậy kín và dùng dần.

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10-12g với nước ấm vào lúc đói bụng.

- Chữa đại tiện ra máu: Hoa mào gà đỏ rửa sạch, sao cháy, tán thành bột mịn. Dùng uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-9 g.

- Chữa ho ra máu: Hoa mào gà trắng đốt tồn tính, mỗi ngày uống với 15-20g với nước cơm, hoặc dùng 15g hoa mào gà sắc uống.

- Chữa bế kinh: Hoa mào gà tươi 24g, thịt heo nạc 100g. Hai thứ hầm chín mềm. Chia ăn 2 lần trong ngày.

- Chữa kinh nguyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 10-12g. Nấu với 300 ml nước, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

- Chữa thai lậu (phụ nữ có thai không đau bụng, thỉnh thoảng ra máu): Hoa mào gà trắng sao cháy, long nhãn 10g. Nấu với 100ml nước và 100ml rượu trắng, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

- Chữa rong huyết, rong kinh, băng huyết: Hoa mào gà đỏ và trắc bá diệp, lượng bằng nhau. Hai thứ rửa sạch, phơi khô, sao tồn tính. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.

-Món ăn Hoa ngọc kê: Nguyên liệu: Hoa mào gà đỏ còn tươi 50-100g, một con gà mái.

Cách làm: Hoa rửa sạch. Gà làm sạch, nấu chín đến phân nửa, sau đó cho hoa mào gà vào nấu tiếp cho chín nhừ, nêm gia vị vừa ăn. Ăn vào lúc đói bụng. Đây là món có tác dụng bổ dưỡng, tăng lực và bổ khí huyết. Dùng cho trường hợp lao lực và mắc các chứng xuất huyết.

 

Lương Y Đinh Công Bảy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hoa-mao-ga-vi-thuoc-tri-nhieu-chung-benh-n190650.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo quy hoạch, 8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam bao gồm: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Việc quy hoạch 8 vùng trồng dược liệu này cũng trùng khớp với cách phân chia địa lý của Việt Nam theo yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái.
  • Cuốn Từ điển Cây Thuốc Việt Nam xuất bản từ năm 1997 đến nay đã đáp ứng ở một mức độ nhất định nhu cầu tìm hiểu về cây Thuốc Việt Nam của bạn đọc trong nước và người nước ngoài. Nhiều tác giả các công trình liên quan đến tài nguyên thực vật và cây Thuốc đã trích dẫn các nội dung cần thiết. Nhiều nhà khoa học quan tâm đến các sản phẩm làm Thuốc cũng đã dựa vào những tư liệu đã có để nghiên cứu, tìm tòi và tạo ra những sản phẩm phục vụ việc chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.
  • Theo Đông y, đương quy có vị ngọt cay, tính ôn, vào 3 kinh: tâm, can, tỳ có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Nó là Thu*c đầu vị trong các chữa bệnh của phụ nữ, đồng thời dùng nhiều trong các đơn Thu*c bổ và Thu*c chữa các bệnh khác. Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.
  • Xác định phát triển y học cổ truyền là hướng đến lợi ích của nhân dân, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thành phố Hà Nội đã đặc biệt quan tâm trồng và phát triển cây Thu*c y học cổ truyền cũng như đưa thầy Thu*c y học cổ truyền về trạm y tế.
  • (MangYTe) - Sử dụng thảo dược bản địa hay các cây Thuốc nam chữa bệnh tiểu đường giữ một vai trò ngày càng quan trọng. Đặc biệt, ở người mới mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, người tiền đái tháo đường, để giúp cơ thểtự cân bằng lại các rối loạn chuyển hóa khi đường trong máu cao.
  • Sử dụng một số loại thảo dược nước Nam trị gai cột sống là bài Thuốc được người bệnh tin dùng.
  • Enzyme là một số chất, được tìm thấy trong tất cả các tế bào sống của chúng ta. Các enzyme hoạt động như một chất xúc tác, cho một số quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể hàng ngày.
  • Trong Đông y, củ mài có tên là dược, là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ.
  • Trong kho tàng kinh nghiệm dân gian nước ta, việc dùng các cây Thu*c quanh nhà quanh vườn, dễ kiếm dễ tìm để chữa trị...
  • Do các khái niệm về bệnh ung thư giữa Đông y, và Tây y có nhiều điểm không tương đồng. Vì vậy, nhiều người đã lợi dụng để thổi phồng vấn đề, chữa được “ung thư” bằng các cây, con ở một số địa phương.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY