Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Kim ngân hoa: giải độc, chống viêm, hạ sốt

Không chỉ mang ý nghía tốt lành trong phong thủy, cây kim ngân còn có nhiều tác dụng chữa bệnh mà ít người biết tới nhất là những công dụng cho sắc đẹp của phái nữ

Những bài Thu*c hay

Cảm mạo phong nhiệt:

- Kim ngân hoa 30g, dùng nước sôi hãm uống thường xuyên.

- Kim ngân hoa 30g, cam thảo 4g, sắc uống thường xuyên thay trà.

- Kim ngân hoa 15g, hoa cúc 10g, bạc hà 8g, sắc uống.

- Kim ngân hoa 25g, trà 8g, đường trắng 50g, sắc uống.

Cảm ho phong nhiệt: Kim ngân hoa 30g, liên kiều 20g, bạc hà 15g, sắc uống.

Dự phòng dịch viêm não, viêm não B: Kim ngân hoa 15g, liên kiều 10g, đại thanh diệp 10g, lô căn 10g, cam thảo 6g, sắc uống thay trà, ngày 1 thang, dùng liền 5 ngày.

- Sau khi mắc thủy đậu, nóng nhiều bên trong: Kim ngân hoa 15g, cam thảo 6g, củ năng 6 quả, sắc uống thay trà.


Kim ngân hoa là loài cây cảnh mang giá trị phong thủy đồng thời cũng là vị Thu*c quý trong Đông Y

Viêm họng:

- Kim ngân hoa 15g, dã cúc hoa (kim cúc) 10g, bồ công anh 10g, kiết cánh 10g, cam thảo 6g, sắc uống thay trà, ngày 1 thang.

- Kim ngân hoa 15g, cam thảo 5g, củ năng 15 quả, sắc uống.

Nắng nóng phiền khát:

- Đậu xanh 60g, kim ngân hoa 20g. đậu xanh sau khi nấu nở, cho kim ngân hoa bọc trong túi vào, bỏ vào cho sôi thì vớt bỏ đi, uống nước, ăn đậu xanh.

- Kim ngân hoa vừa đủ, rửa sạch, phơi khô, hãm uống thay trà.

Ngực đầy tức do bệnh mạch vành: Kim ngân hoa 15g, hoa cúc 15g, hãm với nước sôi, uống thay trà.

Kiết lỵ:

- Kim ngân hoa 20g (sao vàng sậm), người bị lỵ nhiều máu thì trộn với nước pha mật ong uống, người bị lỵ nhiều đàm thì trộn với nước đường uống.

- Kim ngân hoa 5g, trà 5g, hãm với nước sôi uống.

- Kim ngân hoa 300g, hoàng liên 90g, hoàng cầm 90g, dùng nước sắc thành 1 lít Thu*c, mỗi lần uống 40ml, ngày 4 lần, cho đến khi lành bệnh.

Viêm gan:

- Kim ngân hoa 10g, mạch nha 6g, cúc hoa vàng 6g, hoa sen 6g, phục linh 6g, liên kiều 6g, sắc uống, chức năng gan sẽ hồi phục sau 1 tháng dùng Thu*c.

- Kim ngân hoa 50g, sắc uống, ngày 2 lần, 2 tuần là 1 liệu trình.

Ban sởi: Kim ngân hoa 15g phơi khô tán nhuyễn, cùng đường trắng vừa đủ trộn đều, mỗi lần 4 g, uống mỗi sáng và chiều 1 lần, dùng liền 1 tuần.

Viêm phổi: Kim ngân hoa 150g, cam thảo 30g, sắc uống, thêm rượu 15ml, sắc sôi vài dạo, chia 3 lần uống.

Viêm thận cấp tính: Kim ngân hoa 15g, kim tiền thảo 15g, hải kim sa 15g, liên kiều 10g, sắc uống.

Viêm sưng đường tiểu: Kim ngân hoa 30g, hải kim sa 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống, ngày 1 thang.

Viêm khớp do phong thấp:

- Kim ngân hoa 10g, tang chi 10g, sắc uống.

- Kim ngân hoa 60g, sinh địa 30g, đậu xanh 30g, sắc uống.

Viêm bàng quang (tiểu nhiều, tiểu gấp, nóng rát): Kim ngân hoa 20g, dùng nước 200ml, sắc còn 100ml, ngày 1 lần.

Viêm tuyến lệ : Kim ngân hoa 20g, dùng nước 200ml sắc còn 100ml, ngày 1 lần.

Kim ngân hoa khô còn được sử dụng như một loại trà thảo dược

- Kim ngân hoa 100g, dùng nước 300ml, sắc còn 100ml, ngày 1 lần.

- Kim ngân hoa 30g, liên kiều 15g, bản lam căn 15g, sắc uống.

Viêm loét cổ tử cung: Kim ngân hoa và cam thảo với lượng bằng nhau, tán bột, trộn lẫn, trước khi ngủ dùng bông tẩm bột Thu*c nhét vào trong *m đ*o, cho đến cổ tử cung, sáng hôm sau lấy ra, 10 lần là 1 liệu trình.

Viêm mũi: Bài Thu*c Ngũ hoa ẩm gồm kim ngân hoa, hoa cúc, hoa mai, hoa hồng, tân di hoa, mỗi thứ 1 nắm. Nếu người bị phong nhiệt (nóng) nhiều thêm lá dâu và bạc hà; nếu người bị phong hàn (lạnh) nhiều thêm kinh giới, phòng phong; người có chảy mũi vàng thêm hoàng cầm và sinh địa; người có đau đầu nghẹt mũi thêm ké đầu ngựa, tế tân, bạch chỉ và xuyên khung. Sắc uống.

Đau mắt đỏ: Kim ngân hoa 30g, hoàng bá 30g, hoa cúc 15g, bạc hà 15g, nấu sôi đổ vào tách, dùng khăn lông đậy miệng tách lại, rồi dùng khăn đắp lên hai mắt, chờ đến khi nước Thu*c nguội bớt thì dùng để rửa mắt, ngày 2 lần.

Ban sởi: Kim ngân hoa tươi 50g (khô 30g), sắc uống, ngày 3 lần.

Đau sưng chân răng: Kim ngân hoa 20g, bạch chỉ 10g, sắc uống.

Viêm tuyến vú cấp tính: Kim ngân hoa 20g, lộc giác sương 15g, vương bất lưu hành 12g, sắc uống.

Làm đẹp bằng kim ngân hoa

Chè ngân hoa – hạt sen: Kim ngân hoa 30g, hạt sen 100g, đường phèn một ít. Kim ngân hoa rửa sạch, hạt sen sau khi ngâm nước ấm bỏ tim, rửa sạch. Kim ngân hoa cho vào nồi, sau khi dùng lửa mạnh nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 5 phút, bỏ bã lấy nước cốt. Hạt sen, nước cốt kim ngân hoa cho vào nồi, sau khi dùng lửa mạnh nấu sôi, chuyển lửa nhỏ nấu cho đến khi hạt sen nhừ, nêm đường phèn. Ngày 1 lần, dùng điểm tâm sáng. Món chè này giúp thanh nhiệt giải độc, an thần, bổ phổi, dưỡng sắc đẹp.

Canh ngân hoa nấu le le: Le le (vịt trời) 1 con, kim ngân hoa 20g, sinh địa 10g, thịt nạc 200g, dầu ăn và bột nêm vừa đủ. Le le giết mổ sạch, thịt nạc rửa sạch, thái lát sử dụng sau. Nước sạch, le le, thịt nạc, sinh địa cùng cho vào trong nồi để nấu, nấu khoảng 2 tiếng, thêm vào kim ngân hoa và bỏ bột nêm thì hoàn tất. Món canh công hiệu thanh nhiệt giải độc, khu hỏa nhuận táo (hạ nhiệt, giữ ẩm), làm đẹp.

DS Bàng Cẩm

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/kim-ngan-hoa-giai-doc-chong-viem-ha-sot-n190654.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo quy hoạch, 8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam bao gồm: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Việc quy hoạch 8 vùng trồng dược liệu này cũng trùng khớp với cách phân chia địa lý của Việt Nam theo yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái.
  • Cuốn Từ điển Cây Thuốc Việt Nam xuất bản từ năm 1997 đến nay đã đáp ứng ở một mức độ nhất định nhu cầu tìm hiểu về cây Thuốc Việt Nam của bạn đọc trong nước và người nước ngoài. Nhiều tác giả các công trình liên quan đến tài nguyên thực vật và cây Thuốc đã trích dẫn các nội dung cần thiết. Nhiều nhà khoa học quan tâm đến các sản phẩm làm Thuốc cũng đã dựa vào những tư liệu đã có để nghiên cứu, tìm tòi và tạo ra những sản phẩm phục vụ việc chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.
  • Theo Đông y, đương quy có vị ngọt cay, tính ôn, vào 3 kinh: tâm, can, tỳ có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Nó là Thu*c đầu vị trong các chữa bệnh của phụ nữ, đồng thời dùng nhiều trong các đơn Thu*c bổ và Thu*c chữa các bệnh khác. Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.
  • Xác định phát triển y học cổ truyền là hướng đến lợi ích của nhân dân, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thành phố Hà Nội đã đặc biệt quan tâm trồng và phát triển cây Thu*c y học cổ truyền cũng như đưa thầy Thu*c y học cổ truyền về trạm y tế.
  • (MangYTe) - Sử dụng thảo dược bản địa hay các cây Thuốc nam chữa bệnh tiểu đường giữ một vai trò ngày càng quan trọng. Đặc biệt, ở người mới mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, người tiền đái tháo đường, để giúp cơ thểtự cân bằng lại các rối loạn chuyển hóa khi đường trong máu cao.
  • Sử dụng một số loại thảo dược nước Nam trị gai cột sống là bài Thuốc được người bệnh tin dùng.
  • Enzyme là một số chất, được tìm thấy trong tất cả các tế bào sống của chúng ta. Các enzyme hoạt động như một chất xúc tác, cho một số quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể hàng ngày.
  • Trong Đông y, củ mài có tên là dược, là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ.
  • Trong kho tàng kinh nghiệm dân gian nước ta, việc dùng các cây Thu*c quanh nhà quanh vườn, dễ kiếm dễ tìm để chữa trị...
  • Do các khái niệm về bệnh ung thư giữa Đông y, và Tây y có nhiều điểm không tương đồng. Vì vậy, nhiều người đã lợi dụng để thổi phồng vấn đề, chữa được “ung thư” bằng các cây, con ở một số địa phương.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY