Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Hoảng loạn, dễ bị kích động… là dấu hiệu trầm cảm?

Tôi có người bạn hiện có nhiều dấu hiệu: luôn hoảng loạn, lo lắng, thiếu tự tin vào bản thân, rất dễ bị kích động..., bạn ấy có lần Tu tu nhưng được cứu.

Chào các BS,

Tôi có người bạn hiện có nhiều dấu hiệu: luôn hoảng loạn, lo lắng, thiếu tự tin vào bản thân, rất dễ bị kích động vì phản ứng của người khác.

Bản thân bạn tôi đã có lần Tu tu nhưng được cứu, hiện tại bạn vẫn không từ bỏ hoàn toàn ý định đấy. Những lúc cùng cực chỉ muốn nghĩ đến cái ch*t.Gần đây, bạn tôi có thêm dấu hiệu hay nôn. Nguyên nhân là vì gia đình gặp vấn đề. Chồng bạn chán vợ và muốn li dị. Điều này quá shock khiến bạn không thể vượt qua được. Tôi muốn hỏi AloBacsi:

1. Tình trạng của bạn tôi có đúng là bị trầm cảm không? Có cần phải nhập viện? Tôi băn khoăn nếu nhập viện sẽ làm tâm lý bạn tôi nặng nề thêm.

2. Trong quá trình điều trị bệnh có phải nghỉ làm hoàn toàn không?

3. Phương pháp chữa trị là gì?Tôi xin cảm ơn AloBacsi.

Thùy Dương - thuyduong…@gmail.com)

Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào bạn Thùy Dương,

Các triệu chứng bạn mô tả như hoảng loạn, lo lắng, vì phản ứng của người khác, hay nôn ói đồng hành cùng với sự tồn tại của các ý nghĩ bi quan tiêu cực, cũng như sự tái diễn hành vi tự sát gợi ý nhiều một tình trạng rối loạn lo âu kết hợp trầm cảm hơn là trầm cảm đơn thuần.

Chỉ định nhập viện sẽ cân nhắc dựa trên khả năng tự chăm sóc bản thân và độ nghiêm trọng của các ý nghĩ tự sát. Nếu cô ấy hoàn toàn thụ động, không tự ăn uống… dù có sự nhắc nhở của người thân hoặc các ý nghĩ bi quan, nghĩ về cái ch*t mãnh liệt, thường xuyên với nguy cơ thực hiện hành vi tự sát nặng nề thì phải nghĩ đến vấn đề nhập viện.

Nhập viện trong trường hợp này là cần thiết và bắt buộc với mục đích đảm bảo cho sự an toàn của bản thân bệnh nhân và người nhà (một số trường hợp bệnh nhân có thể giết con, Gi*t người thân rồi tự sát).

Trong quá trình nằm viện, điều trị Thu*c và tâm lý sẽ được thiết lập nhằm nâng đỡ bệnh nhân tối đa cho đến khi các nguy cơ tự gây hại không còn, bệnh nhân sẽ được xuất viện và chuyển sang điều trị ngoại trú.

Trường hợp các nguy cơ tự gây hại thấp (bệnh nhân vẫn có thể có ý nghĩ bi quan đến cái ch*t, nhưng khả năng thực hiện hành vi không cao, các ý nghĩ chỉ thoáng qua…) chế độ điều trị ngoại viện sẽ thích hợp hơn, tránh được các tổn thương mặc cảm tâm lý do việc nằm viện tâm thần gây ra.

Trong quá trình điều trị ngoại trú, không nhất thiết bệnh nhân phải nghỉ việc. Nếu công việc quá áp lực, thường xuyên gây cho bệnh nhân căng thẳng, mệt mỏi thì việc nghỉ ngơi một phần hoặc hoàn toàn có vai trò thuận lợi cho tiến trình phục hồi bệnh; ngược lại, nếu công việc có tính chất nhẹ nhàng, mang lại cho bệnh nhân niềm vui, môi trường làm việc đem lại cho bệnh nhân sự nâng đỡ từ đồng nghiệp… thì việc duy trì công việc sẽ có ích cho bệnh nhân.

Điều trị luôn bao gồm sử dụng Thu*c và tâm lý trị liệu cùng lúc. Thu*c men được lựa chọn phù hợp với biểu hiện, mức độ của bệnh, thể trạng, mức độ dung nạp Thu*c và điều kiện kinh tế của người bệnh. Vì vậy, chi phí điều trị phụ thuộc vào Thu*c men, liều lượng và thời gian sử dụng.

Tóm lại, nhằm đảm bảo sự an toàn và sự hồi phục bệnh tật tốt nhất cho người bệnh, bạn nên khuyên bạn mình đến khám với một bác sĩ chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt.

Chúc bạn của Dương mau thoát khỏi tình trạng trên.

Thân chào,

BS-CK2 Phạm Quỳnh Diệp - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hoang-loan-de-bi-kich-dong-la-dau-hieu-tram-cam-n120326.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY