Khoa học hôm nay

Hoạt động nghiên cứu khoa học: “Khát” nguồn nhân lực

(HNM) - Hai trong số các trụ cột quan trọng đóng góp chính cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng là thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và nguồn lực con người. Chính vì vậy, nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và công nghệ trình độ cao ở các trường đại học là hết sức quan trọng và có ý nghĩa.

(hnm) - hai trong số các trụ cột quan trọng đóng góp chính cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng là thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và nguồn lực con người. chính vì vậy, nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và công nghệ trình độ cao ở các trường đại học là hết sức quan trọng và có ý nghĩa.

Thiếu nguồn

Các viện nghiên cứu, trường đại học là nơi tập trung lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sứ mệnh tạo ra tri thức mới, công nghệ mới cho xã hội. hiện nay, quy định về hoạt động khoa học và công nghệ khuyến khích các trường đại học đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động nghiên cứu khoa học; tham gia các đề tài nghiên cứu quốc gia; tham gia các hoạt động đổi mới sáng tạo. thực hiện định hướng này, các trường đã chủ động thành lập các nhóm nghiên cứu, thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo…

Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội Huỳnh Đăng Chính cho biết, hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo khởi nghiệp của nhà trường luôn bám sát định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội và của đất nước, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của xã hội. "Chúng tôi tham gia xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ cho Chính phủ và Thủ đô, đề xuất các hướng nghiên cứu phù hợp với xu thế phát triểnkhoa học, công nghệ của thế giới. Tuy nhiên, dù cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ nói chung, khoa học và công nghệ trong các trường đại học nói riêng bước đầu phát huy tác dụng nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc. Các trường vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ nghiên cứu còn rất thiếu" - Ông Huỳnh Đăng Chính nói thêm.

Nghiên cứu cơ bản là nền tảng cho khoa học công nghệ của mỗi quốc gia. Vậy mà, thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, số sinh viên dự tuyển vào các ngành khoa học cơ bản ở các trường đại học xuống thấp một cách đáng lo ngại, kèm theo đó là chất lượng đầu vào cũng thấp theo. Cá biệt, có một số nhóm ngành khoa học không tuyển sinh được như ngành hải dương học, địa chất. Số lượng nghiên cứu sinh các nhóm ngành khoa học, công nghệ và toán học cũng liên tục giảm trong 3 năm gần đây.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết, nguồn nhân lực nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay còn rất thiếu, nhất là trong 5 lĩnh vực chính phục vụ cho phát triển công nghệ cao là: Kỹ thuật công nghệ, khoa học máy tính, toán học, khoa học cơ bản nói chung và khoa học sự sống.

Ảnh: Quang Vũ

Những giải pháp quan trọng

Để phát huy nguồn lực giáo dục đại học phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Mai Thanh Phong kiến nghị, cần có chính sách tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ, bao gồm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu thực tiễn theo hướng có trọng điểm và dài hạn cho lĩnh vực ưu tiên; kinh phí cần được cung cấp “đúng thời điểm” để bảo đảm tính mới và hiệu quả của đề tài, trong đó cần có cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu; mở rộng phạm vi và khuôn khổ tài trợ của mô hình quỹ khoa học, công nghệ với cơ chế thông thoáng.

Còn Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vũ Ngọc Huyên cho rằng, các địa phương nên có cơ chế đặt hàng về đào tạo đối với các trường đại học trên địa bàn theo đúng những mục tiêu về nguồn nhân lực chất lượng cao để các trường có thể chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo; đồng thời cần hoàn thiện chính sách “đầu ra” (tuyển dụng) đối với những trí thức khoa học và công nghệ được đào tạo theo đơn đặt hàng sau khi tốt nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về hoạt độngkhoa học và công nghệ, đặc biệt là Nghị định số 109/2022/NĐ-CP của Chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học phát huy tối đa năng lực nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực khoa học trình độ cao. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục đồng hành với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc hoàn thiện các đề án, các chính sách thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học.

Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ cũng đề nghị quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (nafosted) nghiên cứu, định hướng các chương trình tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học để khuyến khích các nhóm nghiên cứu xuất sắc, phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, công nghệ trình độ cao, nhất là nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học trẻ tài năng, sẵn sàng đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1065674/hoat-dong-nghien-cuu-khoa-hoc-khat-nguon-nhan-luc)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY