Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hội chứng ám ảnh sợ hãi

Hội chứng ám ảnh sợ hãi là nỗi sợ phi lý với một hoạt động, tình huống hoặc sự vật.

Nỗi sợ hãi tệ đến mức nó giới hạn hoạt động và cuộc sống của một người. Nhiều người mắc này thậm chí còn không ra đường để tránh những điều họ sợ. Ước tính có tới 28% dân số mắc này.

Nỗi sợ liên quan đến nỗi lớn hơn nhiều so với căng thẳng hoặc lo âu, nó gây ra nỗi sợ hãi tột độ. Có nhiều loại khác nhau, dưới đây là những nỗi phổ biến nhất:

Chứng xã hội: Nỗi xã hội là nỗi sợ hãi tột cùng đối với các tình huống xã hội như nói trước công chúng và tương tác với người khác. Nỗi sợ hãi có thể rất lớn, nó có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của một người với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Những người mắc chứng xã hội rất sợ bị bối rối trong các tình huống xã hội. Nỗi xã hội đôi khi cũng được gọi là rối loạn lo âu xã hội.

Chứng sợ không gian hẹp: Một nỗi ám ảnh phổ biến là nỗi sợ hãi không gian kín hoặc khi bị mắc kẹt. Những người mắc này có thể sợ ở trong những khu vực hạn chế như đường hầm hoặc thang máy.

Chứng sợ hãi động vật hoặc côn trùng: Nỗi này có thể đề cập đến nỗi sợ ong, nhện, chim, rắn và các loại sinh vật khác.

Chứng sợ độ cao: Nỗi sợ độ cao được gọi là acrophobia. Mặc dù không có mối đe dọa thực sự từ độ cao nhưng những người mắc này vẫn trải qua sự lo lắng nghiêm trọng.

Chứng sợ đi máy bay: Nỗi sợ hãi đi máy bay được gọi là aerophobia. Những người bị mất một thành viên gia đình trong một vụ T*i n*n máy bay hoặc đã từng chứng kiến một vụ T*i n*n máy bay có thể phát triển thành nỗi này.

Chứng sợ tiêm Thu*c: Nỗi này bao gồm nỗi sợ máu, chấn thương, tiêm hoặc trải qua một thủ tục y tế xâm lấn. Nỗi về máu được gọi là chứng sợ máu. Nỗi sợ bị tiêm Thu*c được gọi là aichmophobia hoặc trypanophobia.

Không được điều trị, nỗi có thể can thiệp đáng kể vào khả năng hoạt động và tận hưởng cuộc sống của một người. Những người mắc chứng sợ hãi có thể gặp vấn đề tại nơi làm việc, trường học và với gia đình, bạn bè. Nỗi có thể được cải thiện hơn trong một thời gian ngắn, nhưng chúng thường không được giải quyết triệt để nếu không được điều trị.

Ngôi sao võ thuật Thành Long cũng là người mắc hội chứng sợ tiêm.

Một loạt các yếu tố góp phần vào sự phát triển của nỗi ám ảnh như: gene, ảnh hưởng văn hóa và các chấn thương... Một người có người thân mắc chứng ám ảnh có khả năng mắc chứng này cao gấp 3 lần so với người không có tiền sử gia đình tương tự. Những người mắc chứng ám ảnh thường cố gắng kiểm soát căng thẳng bằng cách tránh những điều họ sợ. Họ cũng có thể thấy khó khăn để giảm thiểu cường độ của các tình huống sợ hãi hoặc bị kích thích.

Các triệu chứng ám ảnh có thể bao gồm hoảng loạn, khủng hoảng, sợ hãi, nhịp tim nhanh hoặc không đều, khó thở, đổ mồ hôi, cảm giác muốn trốn thoát hoặc chạy trốn và run rẩy. Không có gì lạ khi một người mắc chứng sợ hãi có thể bỏ đi rất xa để tránh hoặc chạy trốn khỏi một tình huống ám ảnh.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể chẩn đoán ám ảnh bao gồm các nhà tâm lý trị liệu, bác sĩ tâm thần. Các chuyên gia sẽ đánh giá cả hai triệu chứng về thể chất và tâm lý. Nỗi ám ảnh thường xảy ra cùng với các rối loạn lo âu khác. Lo lắng cũng có thể là một đặc điểm của một điều kiện y tế nào đó chẳng hạn như là một phản ứng phụ do sử dụng Thu*c. Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để đánh giá các nguyên nhân tiềm ẩn này.

Liệu pháp giải mẫn cảm là một phương pháp điều trị cho những người mắc chứng sợ hãi đối diện với những gì người đó sợ cho đến khi tình huống hoặc sự việc không còn tạo ra sự sợ hãi.

Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) là một phương pháp điều trị bao gồm kiểm tra và thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiềm ẩn góp phần gây ra các triệu chứng không mong muốn.

Các Thu*c dùng trong tình trạng này bao gồm: Thu*c chống trầm cảm được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) có thể được sử dụng để điều trị chứng ám ảnh. Đôi khi các loại Thu*c được sử dụng một mình hoặc cùng với một phương pháp điều trị khác như liệu pháp giải mẫn cảm hoặc liệu pháp hành vi nhận thức (CBT); Thu*c chẹn beta là Thu*c chống lại tác dụng của adrenaline trong cơ thể. Những loại Thu*c này có thể được sử dụng để điều trị ám ảnh; Các Thu*c benzodiazepin là một nhóm Thu*c khác có thể được sử dụng để điều trị chứng ám ảnh. Những loại Thu*c này thúc đẩy sự thư giãn, nhưng chúng gây nghiện cao và quá liều có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng. Người bệnh cần đi khám để được dùng Thu*c hợp lý, không được tự ý mua Thu*c về dùng.

ThS. Nguyễn Phương Hiếu

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hoi-chung-am-anh-so-hai-n162209.html)
Từ khóa: hội chứng

Chủ đề liên quan:

ám ảnh hội chứng sợ hãi

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay đang điều trị hội chứng thận hư. Trong thời gian này có được quan hệ T*nh d*c không? Phải hạn chế hoàn toàn hay quan hệ với mức độ vừa phải?
  • Em hỏi BS điều trị có kiêng ăn mặn không thì BS nói không cần, bảo bệnh của em không sao, nhưng em vẫn thấy lo.
  • Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY