Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hội chứng Bibliomania dưới góc nhìn y học

Bibliomania là thuật ngữ tiếng Anh nói về chứng nghiện sách, mê sách hoặc cuồng sách. Giống như các kiểu nghiện khác, đôi khi được xem là bệnh chứ không phải là tật.

Đôi nét về Bibliomania

Theo bách khoa thư mở bản tiếng Anh (Wikipedia) bibliomania có thể là một triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng bức, liên quan đến việc tích trữ hay thu thập quá nhiều sách đến mức các mối quan hệ xã hội hoặc sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không nên nhầm bibliomania với tình yêu lành mạnh về mặt tâm lý đối với sách, nếu không phải “quá liều” thì không thể coi là rối loạn tâm lý lâm sàng được.

Bibliomania được xem là một trong những hành vi bất thường liên quan đến sách vở, được đặc trưng bởi việc sưu tập những cuốn sách không có ích gì đối với người gom sách cũng như sưu tập sách. Việc mua nhiều bản sao của cùng một cuốn sách và ấn bản và tích lũy những cuốn sách vượt quá khả năng sử dụng hoặc khả năng thưởng thức là những triệu chứng thường gặp của chứng rối loạn bibliomania. Tuy nhiên, bibliomania không phải là một rối loạn tâm lý, được Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ công nhận trong DSM-IV.

Thuật ngữ này được đặt ra bởi John Ferriar (1761-1815), bác sĩ ở BV Hoàng gia Manchester (Anh). Ferriar đưa ra thuật ngữ này vào năm 1809, trong một bài thơ mà ông dành tặng cho người bạn tên là Richard Heber (1773-1833). Vào đầu thế kỷ XIX, bibliomania được sử dụng trong diễn ngôn phổ biến trong các bài tiểu luận và bài thơ truyền kỳ, để mô tả những người mắc chứng ám ảnh sưu tập sách. Người mắc chứng bibliomania từng được nhắc đến như Stephen Blumberg, bị kết tội vì ăn cắp số sách có trị giá 5,3 triệu USD. Ngài Thomas Phillipps, Nam tước thứ nhất (1792-1872) mắc chứng rối loạn tâm vị bibliomania nghiêm trọng. Bộ sưu tập của ông, lúc ông qua đời, chứa hơn 160.000 cuốn sách và bản thảo, vẫn đang được bán đấu giá hơn 100 năm sau khi ông qua đời. Đức Cha W.F. Whitcher, một mục sư theo chủ nghĩa giám lý ở thế kỷ 19, người sau khi đánh cắp và phục hồi những cuốn sách hiếm, đã khẳng định rằng chúng là “hàng hiếm” từ những người bán sách địa phương. Đặc biệt có cả trường hợp bệnh nặng, dẫn đến tội phạm, đó là Don Vincente, một tu sĩ người Tây Ban Nha, bị tình nghi ăn cắp sách từ tu viện của mình, sau đó còn sát hại 9 người chỉ để lấy sách của họ.

Hội chứng Bibliomania dưới góc nhìn y học

Đầu năm 2019, một loạt phim, tựa đề Tidying Up with Marie Kondo (Thánh dọn Marie Kondo) chiếu trên kênh Netflix đã thu hút đông đảo người xem. Phim dài 8 tập, mô tả hiện tượng bibliomania trong các gia đình người Mỹ, do tích quá nhiều sách và sự xuất hiện của nữ chuyên viên tư vấn Marie Kondo, người đã đến từng nhà khuyên mọi người dọn dẹp không gian theo phương pháp KonMari để giúp cuộc sống của họ trở nên dễ chịu hơn.

Hiện tượng bibliomania được quan sát và tranh luận trong gần hai thế kỷ, nhưng Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) vẫn từ chối công nhận nó là một rối loạn tâm lý trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders). Nhà xuất bản Đại học Oxford cũng định nghĩa bibliomania chỉ đơn giản là sự nhiệt tình cuồng nhiệt. Trong tâm lý học, bibliomania được hiểu và báo cáo là một triệu chứng cơ bản của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Năm 1809, mục sư thomas frognall dibdin người anh đã cho xuất bản cuốn bibliomania; or book madness (chứng cuồng sách hay sự điên rồ vì sách). đây được xem là một trong những ấn bản nổi tiếng nhất, nghiên cứu về một chứng bệnh tâm lý hiếm gặp, chủ yếu được biết đến hồi thế kỷ 19. thế kỷ 19, những học giả, những con người thượng lưu, học thức trong xã hội, sẵn sàng làm tất cả để có thể sở hữu những cuốn sách hiếm, bất kể giá cả ra sao. thời này, thú sưu tầm sách quý được xem là mốt, thú vui tao nhã của giới thượng lưu, có học vấn cao. có những người sưu tầm sách cuồng nhiệt đến mức sạt nghiệp chỉ để thỏa niềm đam mê thực hiện được cho mình một thư viện cá nhân đồ sộ. hội chứng cuồng sách dần dần biến mất khi ngành xuất bản phát triển, sách không còn quá đắt và hiếm như trước nữa,  mà phổ thông hơn, mọi người đều có quyền truy cập. hội chứng cuồng sách dần dần ít xuất hiện từ nửa cuối thế thế kỷ 19. và giờ đây, thay vào đó, là hội chứng nghiện kết nối, hậu duệ của bibliomania. nó nguy hiểm tương tự bibliomania, một khi quá nghiện, vượt quá tầm kiểm soát của con người.

Bibliomania dưới góc nhìn y học hiện đại

Như đề cập, những người cuồng sách (bibliomaniacs) thường có triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng bức, tích trữ hay thu thập quá nhiều sách đến mức các mối quan hệ xã hội hoặc sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một số bác sĩ tâm thần giải thích, bibliomania có thể liên quan đến cách đối phó với nạn lạm dụng nhiều lần gây chấn thương hoặc những khó khăn khi còn trẻ người trong cuộc đã trải qua. Những người này cố tình che dấu những tổn thương nghiêm trọng bằng cách tìm đến với sách. Chôn vùi vào việc đọc sách, lưu trữ sách để quá khứ đau buồn của mình không bị tiết lộ.

Thông thường, nghiện là một cách rất phổ biến để đối phó với cơn đau, nỗi buồn, nỗi thất vọng hay để trả thù một cái gì đó. Khi nỗi ám ảnh không được kiểm soát trong suốt thời thơ ấu thì khi trưởng thành, nó dễ dàng dẫn con người ta tới một thứ nghiện nào đó. Nhẹ thì không vấn đề gì, nặng thì trở thành bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới cả sức khỏe tâm thần lẫn thể chất, công việc cũng như chất lượng cuộc sống.

Một trường hợp đã từng được y văn thế giới đề cập, đó là một nhân vật mắc bệnh cuồng sách, nổi tiếng nhất thế giới đến từ Đức, tên là Alois Pichler, một người đắm chìm trong thế giới sách, theo đúng nghĩa đen. Năm 1869, Alois Pichler được bổ nhiệm làm thủ thư cao cấp tại Thư viện CH Hoàng đế Nga (IPL) tọa lạc tại St. Petersburg. Đây là công việc lý tưởng, đem lại mức lương cao gấp 3 lần một thủ thư bình thường. Công việc đang yên ổn, bỗng dưng Alois Pichler lại phát chứng cuồng sách đến một mức ám ảnh. Một số lượng sách lớn của thư viện bị biến mất bí ẩn. Ban đầu, người ta nghi ngờ có trộm nhưng qua theo dõi, cuối cùng phát hiện thấy thủ phạm chính là Pichler. Với trang phục dài rộng, Pichler thường rời khỏi thư viện vài lần trong một ngày nhưng bên trong là sách. Tính đến tháng 3/1871, có hơn 4.500 cuốn sách đã bị đánh cắp khỏi thư viện.

Hội chứng Bibliomania dưới góc nhìn y học

Tại tòa, alois pichler được bào chữa mắc bệnh không còn đủ năng lực kiểm soát hành vi, mắc chứng bệnh tâm thần kỳ lạ, hội chứng ám ảnh tâm lý chưa được luật pháp và y học biết tới, khiến ông đã làm những việc ngớ ngẩn này. tuy được giảm án, nhưng alois pichler vẫn bị kết án tù lưu đày.

Hiện tượng bibliomania được quan sát và tranh luận trong gần hai thế kỷ, nhưng Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) vẫn từ chối công nhận nó là một rối loạn tâm lý trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders). Nhà xuất bản Đại học Oxford định nghĩa bibliomania chỉ đơn giản là sự nhiệt tình cuồng nhiệt. Trong tâm lý học, bibliomania được xem là một triệu chứng cơ bản của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Hành động tích trữ hàng đống sách vô tận đã được chứng minh có tác động tiêu cực đến sức khỏe, cũng như các mối quan hệ của chủ thể, khi thèm muốn bốc đồng trong việc mua và tích trữ sách, đã nhấn chìm mọi ham muốn khác. Thu*c thường không đủ hiệu quả để điều trị căn bệnh này. Liệu pháp nhận thức-hành vi được xem là biện pháp can thiệp hữu hiệu để chữa khỏi hoàn toàn chứng rối loạn tâm lý kiểu này.

Theo một liệu pháp tâm lý riêng được thiết kế cho bibliomaniac, thì nó có thể giúp cho người trong cuộc gom sách theo mục tiêu thay vì gom mọi thứ. Ngoài ra, nhóm Thu*c chống trầm cảm cũng có tác dụng tích cực đối nhóm mắc chứng cuồng sách thể nặng.

BS. BÍCH KIM

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hoi-chung-bibliomania-duoi-goc-nhin-y-hoc-n181829.html)

Tin cùng nội dung

  • Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY