Phân su là chất thải từ đường tiêu hóa của thai nhi, có màu xanh đen, quánh, không mùi và vô trùng. Phân su chứa nước (70-80%), các tế bào vảy, chất tiết từ đường tiêu hóa, lông tóc thai nhi, dịch ối, glycoproteins và muối mật.
Sự tống xuất trước sinh có thể liên quan đến tình trạng stress của thai nhi trong tử cung như: nhiễm trùng, chuyển dạ sinh khó, dây rốn bị chèn ép… gây thiếu oxy cho thai, kích thích thần kinh phó giao cảm làm tăng hoạt động ruột, giãn cơ vòng hậu môn và tống xuất vào dịch ối quanh thai. Thai nhi bình thường cũng có hiện tượng tống xuất trong tử cung hay trong quá trình sinh, biểu hiện sự trưởng thành của đường tiêu hóa.
Trong tử cung, dịch ối đi ra - đi vào đến khí quản của thai nhi (phần trên của đường hô hấp), khi thai nhi có động tác thở trong tử cung hay lúc vừa mới sinh sẽ vào trong phổi, động tác thở này xảy ra khi có tình trạng thiếu oxy như nhiễm trùng hay dây rốn bị chèn ép…
Biểu hiện suy hô hấp: thở nhanh, thở khó, rên rỉ, tím tái, ngưng thở... Nhịp tim chậm. Giảm trương lực cơ. bé có thể ngạt nặng, ch*t lâm sàng.
Chụp X-quang phổi thấy: các hạt đậm bờ không rõ tập trung nhiều quanh rốn phổi, ứ khí ở phổi, xẹp phổi và khí thũng rải rác. Một số trường hợp có tràn khí lồng ngực.
Những bé được cứu sống mà phải thở oxy dài ngày có nguy cơ bị bệnh phổi mạn, tăng nhạy cảm đường thở (dễ phát triển bệnh hen, viêm phổi) chậm phát triển tâm thần, điếc.
Khi được hít vào phổi, ối tạo thành các nút bít tắc đường dẫn khí hoàn toàn dẫn đến xẹp phổi, nếu bít tắc một phần sẽ tạo thành van một chiều hay bẫy khí (khi hít vào đường thở mở rộng ra cho khí đi vào nhưng lại xẹp xuống trong khi thở ra do các nút ối phân su, làm gia tăng kháng lực thì thở ra, khí bị “nhốt” lại trong các phế nang), điều này làm các phế nang căng phồng quá mức và có thể gây tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất hay tràn khí màng ngoài tim.
Các thành phần trong đặc biệt là các axit béo tự do như: palmytic, stearic, oleic, có diện tích bề mặt nhỏ hơn các phân tử surfactant nên lấp đầy lên bề mặt trong lòng các phế nang, chiếm chỗ của chất này, dẫn đến xẹp phổi lan tỏa. Phân su còn có thể ức chế sự tổng hợp surfactant.
Muối mật, các enzym và chất béo trong sẽ gây kích ứng đường dẫn khí và mô mềm của phổi, gây phóng thích các cytokine như TNF-, các interleukin... làm Viêm phổi lan tỏa, điều này có thể xảy ra vài giờ sau hít ối phân su.
Tuy vô trùng nhưng sự hiện diện của nó trong đường thở dễ làm bội nhiễm vi trùng và gây Viêm phổi nhiễm trùng.
Đây là biến chứng xa của MAS, có thể là nguyên phát hay thứ phát do tình trạng stress lâu ngày trong tử cung hay do co mạch máu phổi và dày thành mạch máu phổi.
Theo một số khuyến cáo gần đây, bé sinh ra có tuy biểu hiện lâm sàng tốt vẫn phải được theo dõi sát trong 24 tiếng đầu vì những biểu hiện nặng có thể xảy ra sau đó trong khoảng 20 - 30% các trường hợp. Bé sẽ được hút sạch dịch ối phân su hầu họng và theo dõi về nhịp tim, nhịp thở và oxy trong máu...
Khi bé hít ối phân su có biểu hiện nặng như: suy hô hấp, nhịp tim chậm <100 lần/phút, cử động yếu, giảm trương lực cơ... các bác sĩ sẽ tiến hành hút dịch ối phân su qua nội khí quản, mục đích làm sạch phân su trong đường hô hấp trên và dưới, thông thoáng đường thở và cho thở oxy.
Bé sẽ được tiếp tục điều trị và theo dõi tại đơn vị chăm sóc đặc biệt. Việc điều trị bao gồm:
Những thai kỳ có nguy cơ cao như: chậm tăng trưởng trong tử cung, thai già tháng, mẹ tiền sản giật, cao huyết áp, bệnh tim phổi mãn... cần được theo dõi kỹ trong thai kỳ và trong khi sinh.
Khi thấy ra nước ối có màu xanh đậm, sản phụ cần báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi sát nhịp tim thai, tình trạng suy thai, từ đó có những biện pháp can thiệp sớm để tránh các tai biến.
Tuy ở bé sơ sinh là tai biến đáng sợ cho cha mẹ nhưng phần lớn các trường hợp là không nghiêm trọng. Việc theo dõi cẩn thận và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế tình trạng nặng cũng như những di chứng về sau.
Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bé sơ sinh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch dịch covid dự kiến hít ối phân su khỏi bệnh mắc mới nâng cấp phân su sơ sinh sở y tế thêm ca mắc