Trong năm thứ ba của đại dịch, bạn có thể đã biết covid-19 gây ra tất cả các loại vấn đề nghiêm trọng ngoài nhiễm vi rút sars-cov-2 ban đầu, từ viêm các cơ quan nguy hiểm đến triệu chứng kéo dài. như tất cả chúng ta đã nhận ra và thậm chí trải qua, sự căng thẳng của việc sinh tồn trong đại dịch có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài. với nhiều phụ nữ, sự căng thẳng đó thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Các nhà nghiên cứu tại Cedars-Sinai (tổ chức chăm sóc sức khỏe học thuật phi lợi nhuận ở Mỹ), Đại học Johns Hopkins và Cleveland Clinic (trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận ở Mỹ) đã phát hiện ra "hội chứng trái tim tan vỡ" - một tình trạng tim nghiêm trọng do căng thẳng cảm xúc - đã gia tăng trong đại dịch.
Dữ liệu vẫn đang được thu thập, nhưng một nghiên cứu từ Cleveland Clinic cho thấy tỷ lệ đã tăng từ ít hơn 2% lên gần 8% trong đại dịch. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở phụ nữ, cả trước và trong đại dịch, nên điều quan trọng là phải hiểu các yếu tố nguy cơ.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về "hội chứng trái tim tan vỡ" và nó ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ.
Đầu tiên, "hội chứng trái tim tan vỡ" chính xác là gì?
Cái tên nghe có vẻ liên quan đến cảm xúc, nhưng sự thật nghiêm trọng hơn. "Hội chứng trái tim tan vỡ" về mặt y học được gọi là bệnh cơ tim do căng thẳng - một loại đau tim. Giống như bất kỳ cơn đau tim nào khác, nó có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, đau ngực và nhịp tim bất thường nhưng cơ chế hoàn toàn khác nhau.
Các cơn đau tim điển hình xảy ra do tắc nghẽn động mạch tim làm tổn thương cơ tim, theo bác sĩ tim mạch sharonne n. hayes, người sáng lập phòng khám tim mạch phụ nữ ở thành phố rochester, bang new york, mỹ.
Mặt khác, bệnh cơ tim do căng thẳng không liên quan đến các động mạch bị tắc nghẽn. Nó có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng vì tim dễ phục hồi hơn, Tiến sĩ Sharonne N. Hayes nói rằng người bệnh dễ sống sót hơn các loại đau tim khác.
Các trường hợp có thể đang gia tăng lúc này nhưng không phải là mới. Theo Tiến sĩ Sharonne N. Hayes, hội chứng trên được mô tả lần đầu tiên vào năm 1990. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã xác định nó là hội chứng Takotsubo, bởi hình dạng của tâm thất trái trên hình ảnh chụp động mạch trông giống như một chiếc bình gốm cùng tên được sử dụng để bắt bạch tuộc trong đại dương. Khi hội chứng được công nhận nhiều hơn và trở nên rõ ràng hơn về căng thẳng cảm xúc thường gây ra nó, Tiến sĩ Sharonne N. Hayes cho biết nhiều người bắt đầu gọi đó là "hội chứng trái tim tan vỡ".
Điều gì thực sự gây ra các cơn đau tim do căng thẳng không hoàn toàn rõ ràng. Căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách. Ví dụ, bạn có thể bị đau đầu do căng thẳng sau một ngày dài, hoặc nếu căng thẳng trong thời gian dài, bạn có nhiều khả năng bị cao huyết áp hoặc thậm chí các vấn đề với động mạch. Một giả thuyết chưa được chứng minh về bệnh cơ tim do căng thẳng là các hormone căng thẳng có thể khiến các mạch máu trong tim co thắt. Bà nói: “Chúng không bị chặn vĩnh viễn, nhưng có thể hạn chế lưu lượng máu và khiến cơ tim tổn thương”.
Tiến sĩ Sharonne N. Hayes không ngạc nhiên trước sự gia tăng đột biến "hội chứng trái tim tan vỡ" trong đại dịch. Các cơn đau tim có xu hướng gia tăng do hậu quả của một sự kiện căng thẳng lớn, chẳng hạn như sau vụ Kh*ng b* 11/9 hoặc một thảm họa thiên nhiên (dù dữ liệu không tách biệt bệnh cơ tim do căng thẳng với các cơn đau tim khác), bà giải thích.
Căng thẳng cảm xúc không phải là nguyên nhân duy nhất. căng thẳng về thể chất cũng có thể góp phần gây ra "hội chứng trái tim tan vỡ". chẳng hạn, tiến sĩ sharonne n. hayes nói rằng không có gì lạ khi những người mắc các bệnh nghiêm trọng khác bị loại đau tim này. vì vậy, trong khi căng thẳng của đại dịch gần như chắc chắn góp phần vào con số, sự gia tăng cũng có thể liên quan đến bản thân mắc covid-19 hoặc do nhiều người trì hoãn chăm sóc các vấn đề y tế khác.
Một cơn đau tim do căng thẳng có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng theo đại học tim mạch mỹ, phụ nữ sau mãn kinh chiếm 90% các trường hợp mắc bệnh cơ tim do căng thẳng. tiến sĩ sharonne n. hayes nói: “nếu một phụ nữ ở độ tuổi này mắc các triệu chứng đó thì tai của bác sĩ lâm sàng sẽ vểnh lên”.
Bà đồng ý gọi một tình trạng có khả năng gây t* vong là "hội chứng trái tim tan vỡ" sẽ làm tầm thường hóa nguy cơ. thuật ngữ này cũng phản ánh sự bất bình đẳng về chăm sóc sức khỏe mà phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ da màu, phải đối mặt hàng ngày. các bác sĩ có nhiều khả năng cho rằng phụ nữ đau ngực hoặc khó thở là do bệnh tâm lý và lo lắng. mặt khác, bệnh cơ tim là một trường hợp cấp cứu y tế thực sự do căng thẳng.
Thế nhưng, tiến sĩ sharonne n. hayes nhấn mạnh rằng không phải phụ nữ chỉ dễ xúc động hơn. bà nói: “về mặt s*nh l*, phản ứng của phụ nữ với căng thẳng khác với đàn ông”. ví dụ, nghiên cứu cho thấy rằng khi bị căng thẳng về tinh thần, nam giới và phụ nữ có thể trải qua những thay đổi hoàn toàn khác nhau về huyết áp và lưu lượng máu, điều này có thể gây ra tỷ lệ không cân đối của bệnh cơ tim do căng thẳng ở phụ nữ.
Một số phụ nữ bị bệnh cơ tim do căng thẳng cũng có các yếu tố nguy cơ khác gây đau tim, như huyết áp cao, nhưng theo hiệp hội tim mạch mỹ, các yếu tố nguy cơ đau tim truyền thống không được áp dụng. vì vậy, dù nói thì dễ hơn làm khi bạn đang chung sống với đại dịch và sự bất bình đẳng giới mang tính hệ thống, nhưng tiến sĩ sharonne n. hayes cho biết một trong những cách quan trọng nhất để ngăn chặn nó là kiểm soát căng thẳng của bạn.
Tiến sĩ sharonne n. hayes nói: “với tôi, gợi ý rằng một người phụ nữ cần phải kiểm soát chứng lo âu hoặc trầm cảm chưa được điều trị nghe có vẻ như tất cả chỉ nằm trong đầu họ. có một mối liên hệ rất mạnh mẽ giữa tâm trí và trái tim. nếu không đối phó với căng thẳng và lo lắng, chúng ta không thể chữa lành trái tim của mình".