Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hơn 1.100 ca ghép tạng trong vòng 30 năm

Hà Nội-Bệnh viện Quân y 103 thực hiện hơn 1.100 ca ghép tạng trong 30 năm, chiếm 1/5 số ca ghép trên toàn quốc.

Báo cáo tại hội thảo khoa học ngày 3/6, giáo sư trần viết tiến, giám đốc bệnh viện quân y 103, cho biết nơi này là đơn vị đầu tiên triển khai ghép tạng tại việt nam. trong đó, ghép thận trở thành kỹ thuật thường quy. người bệnh ghép tạng có thời gian sống dài nhất là 29 năm, đang điều trị và chuẩn bị ghép thận lần hai.

Hiện nay, bệnh viện ghép thận cho người bị viêm gan b, c, sử dụng thu*c kháng virus ngay sau khi ghép. trong khi trước đó, những người bệnh này rất hạn chế phẫu thuật do nguy cơ nhiễm trùng lớn.

Theo giáo sư phạm gia khánh, chủ tịch hội ghép tạng việt nam, trong 30 năm, toàn quốc mới có hơn 6.500 ca ghép tạng, số ca tăng vọt từ năm 2019.

"trước năm 2013, việt nam ghép 934 ca, riêng năm 2019 ghép 990 ca, số ca tăng vọt bằng bước phát triển 10 năm trước. từ đây, có thể thấy trình độ ghép tạng của việt nam tăng rất nhanh", ông khánh nói.

Trong đó, ghép thận chiếm tỷ lệ lớn nhất với 6.094 ca, sau đó đến ghép gan với 384 ca, ghép tim 59 ca, ghép phổi 9 ca, hai ca ghép ruột; ghép đồng thời tụy và thận, tim và phổi mỗi loại một ca.

Mặc dù trình độ ghép tạng ngày một tăng lên, giáo sư khánh cho rằng thành tựu y khoa này vẫn còn rất xa vời đối với người dân việt nam. trong số một triệu dân, mới có 8,47 người được ghép tạng. con số này thấp, so với thái lan kém 1,4 lần, kém mỹ 13 lần.

Nhóm bác sĩ bệnh viện quân y 103 khám cho bệnh nhân sau ghép. ảnh: học viện quân y

Giáo sư khánh cho biết ghép tạng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. khó khăn đầu tiên là vấn đề thiếu nguồn tạng từ người cho ch*t não. trong những năm qua, số tạng hiến chủ yếu từ người sống với 6.149 ca trong 30 năm, chiếm hơn 90% tổng số nguồn tạng hiến. trong khi đó, số tạng hiến từ người cho ch*t ít hơn, chỉ khoảng 700 ca, tính từ 2008 đến nay.

Trong hơn 1.000 ca ghép tạng tại bệnh viện 103, chỉ có 9 ca ghép thận, hai ca ghép tim, một ca ghép thận và tụy lấy tạng từ người cho ch*t não. còn lại, các ca ghép khác lấy nguồn tạng từ người sống.

Giáo sư tiến, cho biết khó khăn khác nằm ở chi phí ghép tạng, hiện cao hơn rất nhiều lần so với thu nhập của người dân. chi phí cho một ca ghép thận gồm quá trình chuẩn bị trước, trong và sau ghép cần khoảng 200-250 triệu. trong đó, bảo hiểm y tế sẽ chi cho người bệnh từ khoảng từ 150-170 triệu, người bệnh phải chi trả khoảng 80 tới 100 triệu. tuy nhiên, những người bị suy tạng và suy thận thường có điều kiện kinh tế khó khăn do tốn kém điều trị nhiều năm, nhiều người không đủ kinh phí chi trả cho ca ghép.

Ngay cả các cơ sở khám chữa bệnh cũng gặp khó khăn khi chi trả cho bệnh nhân ghép tạng. tại bệnh viện quân y 103, toàn bộ chi phí cho các bệnh nhân ghép thận là hơn 200 tỷ, chiếm hơn 25% toàn bộ chi phí của bệnh viện, theo giáo sư tiến.

Giáo sư khánh cho biết kết quả 30 năm ghép tạng của việt nam đã giúp cứu sống hàng nghìn người và nâng cao trình độ trong nước. tuy nhiên, để phát triển ngành ghép tạng, các cấp quản lý cần quan tâm hơn tới số lượng và chất lượng ghép tạng, giải quyết các vấn đề thiếu tạng ghép. nhà nước cần thay đổi thủ tục hiến tạng hiện nay, hỗ trợ tài chính cho người ghép tạng và hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, ngăn chặn tình trạng buôn bán nội tạng.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/hon-1-100-ca-ghep-tang-trong-vong-30-nam-4472192.html)

Tin cùng nội dung

  • Đã có 12 ca ghép thận, 2 ca ghép tim và 3 ca ghép gan được tiến hành ghép tại BV Việt Đức với chi phí rẻ chỉ bằng 1/3 so với nước ngoài.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Không phải trường hợp suy thận nào cũng cần phải ghép. Bởi, nếu xảy ra biến chứng sau ghép hoặc không đủ kinh phí điều trị, người bệnh rất dễ Tu vong.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Xin chào Mangyte, Em đang muốn tìm hiểu thông tin về việc hiến nội tạng cũng như những gì có thể cho những người cần đến lúc em mất đi. Không phải việc hiến xác cho khoa học, mà là gửi đến những bệnh nhân đang cần những bộ phận ấy, vậy tại Việt Nam có địa điểm cụ thể nào để em tìm hiểu về việc này không ạ. Xin chân thành cảm ơn. (Trương Thị Anh Thoa - anhthoa...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thưa bác sĩ, Tôi có người bạn viêm thận mãn độ 4, hơn 1 năm nay trị liệu bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc tại nhà, nhưng tình hình sức khỏe gần đây không khả quan. Nay bạn tôi muốn thay thận (do người cô ruột cho) xin hỏi bác sĩ:
  • Để có kết quả ghép thận tốt nhất, cần chú ý tới giai đoạn trước ghép với những yếu tố tiên tượng ngoại khoa bao gồm tình trạng dinh dưỡng của người chuẩn bị ghép. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thường gặp tình trạng suy dinh dưỡng do những nguyên nhân:
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY