Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hơn 36.000 người Việt đã được tiêm vaccine COVID-19

MangYTe - Hải Dương là tỉnh có lượng người được tiêm vaccine phòng COVID-19 cao nhất với hơn 17.200 người; tiếp đến là Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên...

Hơn 36.000 người Việt đã được tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

Tin từ chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia sáng 23/3 cho hay, tính đến 16 giờ ngày 22/3, tổng cộng việt nam đã thực hiện tiêm vaccine astrazeneca phòng covid-19 cho 36.082 người. riêng trong ngày hôm qua 22/3 đã có 2.060 người được tiêm.

Đối tượng được tiêm là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Chi tiết 36.082 người được tiêm tại 16 tỉnh/TP trong các ngày từ 8-22/3 như sau: (1) Hải Dương: 17.248 người; (2) Hà Nội: 6.545 người; (3) Hải Phòng: 376 người; (4) Hưng Yên: 2.665 người; (5) Bắc Ninh: 2.533 người; (6) Bắc Giang: 2.904 người; (7) Hòa Bình: 887 người; (8) Hà Giang: 176 người; (9) Điện Biên: 244 người; (10) Đà Nẵng: 117 người; (11) Khánh Hòa: 105 người; (12) Gia Lai: 380 người; (13) TP. Hồ Chí Minh: 926 người; (14) Bà Rịa Vũng Tàu: 87 người; (15) Bình Dương: 645 người; (16) Long An: 224 người.

Hơn 36.000 người Việt đã được tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 2.

Vaccine AstraZeneca phòng COVID-19.

Hôm 22/3, astrazeneca đã công bố kết quả tổng quan trên cơ sở phân tích sơ bộ các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn iii của vaccine azd1222 do astrazeneca thực hiện tại hoa kỳ.

Dữ liệu cho thấy hiệu quả bảo vệ của vaccine đã được chứng minh là 79% trong việc phòng ngừa covid-19 có triệu chứng; 100% trong việc phòng ngừa bệnh nặng và nhập viện do covid-19. đặc biệt thử nghiệm giai đoạn iii này được astrazeneca tiến hành tại hoa kỳ với hai liều vaccine tiêm cách nhau 4 tuần.

Hiệu quả bảo vệ của vaccine là thống nhất giữa các nhóm chủng tộc và các nhóm tuổi khác nhau. đáng chú ý, hiệu quả bảo vệ của vaccine là 80% ở những đối tượng tham gia từ 65 tuổi trở lên, chiếm khoảng 20% tổng số đối tượng tham gia thử nghiệm.

Vaccine được dung nạp tốt có hiệu quả bảo vệ cao chống lại COVID-19 trên tất cả các nhóm tuổi ở người trưởng thành. Ban giám sát dữ liệu về an toàn (DSMB) xác định không có mối lo ngại nào liên quan đến tính an toàn của vaccine.

Trong quá trình phân tích sơ bộ, DSMB cũng tiến hành xem xét cụ thể các trường hợp thuyên tắc mạch do huyết khối trên dữ liệu thử nghiệm của Hoa Kỳ. DSMB không thấy tăng nguy cơ huyết khối hoặc các biến cố đặc trưng do huyết khối trong số 21.583 người tham gia đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Không ghi nhận biến cố huyết khối xoang tĩnh mạch não (CVST) nào trong thử nghiệm này.

V.Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/hon-36000-nguoi-viet-da-duoc-tiem-vaccine-covid-19-20210322233054621.htm)

Chủ đề liên quan:

vaccine Vaccine AstraZeneca

Tin cùng nội dung

  • Nếu thay được vaccine Quinvaxem, Chính phủ và Bộ Y tế đã thay rồi. Bộ Y tế sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến để giải thích cho người dân hiểu sau các sự cố Tu vong liên quan đến vaccine.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY