Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hướng dẫn cách phân biệt đậu mùa khỉ với thủy đậu, tay chân miệng và Herpes lan tỏa

(Tổ Quốc) - Ngày 29/7, Bộ Y tế chính thức ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người.

Theo đó, đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Bệnh có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

Phân biệt đậu mùa khỉ, thủy đậu, tay chân miệng và Herpes lan tỏa

- đậu mùa khỉ: nốt phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. ban có thể ở niêm mạc mắt, miệng. ban xuất hiện cùng lứa tuổi, cùng thời điểm; nốt phỏng nước đơn lẻ hoặc có thể tạo thành đám tổn thương trên da.

- Đậu mùa: Phát ban theo trình tự: mặt - bàn tay, cẳng tay - thân mình. Ban xuất hiện sau 2-3 ngày đầu.

- Thuỷ đậu: Ban xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan khắp cơ thể. Ban xuất hiện đa lứa tuổi, thời gian khác nhau.

Hướng dẫn cách phân biệt đậu mùa khỉ với thủy đậu, tay chân miệng và Herpes lan tỏa - Ảnh 1.

Phân biệt đặc điểm giữa đậu mùa khỉ và các bệnh khác. ảnh: bộ y tế

- tay chân miệng: loét miệng, phát ban trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. ban xuất hiện đa lứa tuổi, một số phát ban không rõ ràng hoặc chỉ loét miệng.

- Herpes lan tỏa: Thường xuất hiện vùng niêm mạc miệng, sinh dục sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân. Các mụn nước tập trung thành chùm, đau rát, nhanh vỡ.

Bộ y tế cho biết, bệnh đậu mùa khỉ tiến triển chậm, trong khi bệnh đậu mùa, thủy đậu, tay chân miệng, herpes lan tỏa tiến triển nhanh. kích thước ban của đậu mùa khỉ hay thủy đậu giống nhau, từ 5-10mm, trong khi ban của tay chân miệng hay herpes lan toả nhỏ hơn, chỉ 2-3mm.

Ban của bệnh đậu mùa khỉ cũng tồn tại lâu hơn, 2 đến 4 tuần, trong khi ban thủy đậu tồn tại 1-2 tuần, ban của tay chân miệng chỉ tồn tại dưới 7 ngày còn ban herpes lan tỏa nhanh chóng vỡ sau 3-4 ngày.

Điểm chung của các bệnh này, trừ Herpes lan tỏa, người bệnh đều có biểu hiện sốt.

Ngoài triệu chứng sốt, bệnh đậu mùa khỉ còn nổi hạch ngoại vi toàn thân, trong khi bệnh đậu mùa là sốt, tiêu chảy, đau người, mệt mỏi. bệnh thủy đậu sốt, mệt mỏi. bệnh tay chân miệng là sốt, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy.

Do có phát ban, các bệnh trên có thể để lại sẹo. cụ thể, bệnh đậu mùa khỉ có thể để lại sẹo rỗ. bệnh đậu mùa có thể để lại sẹo rỗ sâu. bệnh thủy đậu, có thể để lại sẹo lõm nông. bệnh tay chân miệng để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. bệnh herpes lan tỏa có thể để lại vết thâm.

Các giai đoạn của bệnh đậu mùa khỉ

Tại hướng dẫn bộ y tế nêu rõ các giai đoạn của bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Thời gian ủ bệnh: 6 - 13 ngày (dao động từ 5 - 21 ngày): Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.

Hướng dẫn cách phân biệt đậu mùa khỉ với thủy đậu, tay chân miệng và Herpes lan tỏa - Ảnh 2.

Hình ảnh minh họa lọ vắc xin chủng ngừa đậu mùa khỉ. ảnh: reuters

- Giai đoạn khởi phát: từ 1 - 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Virus có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.

- Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 - 3 ngày, với tính chất sau:

Vị trí: phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.

Tiến triển ban: tuần tự từ dát (tổn thương có nền phẳng) đến sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao), sau đó thành mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong), mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng), đóng vảy khô, bong tróc và có thể để lại sẹo.

Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 - 1cm.

Số lượng tổn thương da trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.

- Giai đoạn hồi phục: Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Đậu mùa khỉ lan sang 72 quốc gia, 16.000 người nhiễm bệnh: WHO Việt Nam nói gì về vấn đề CÓ hay KHÔNG NÊN tiêm vắc xin?

Nguyễn Phượng

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/huong-dan-cach-phan-biet-dau-mua-khi-voi-thuy-dau-tay-chan-mieng-va-herpes-lan-toa-5202230783235841.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm 2015 đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận 149 trường hợp mắc bệnh thủy đậu...
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Những ngày này, nhiều trẻ bị mắc thủy đậu, việc ăn uống đúng CÁCH, giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, TRÁNH biến chứng.
  • Con gái tôi khi hơn 13 tháng tuổi đã mắc bệnh thủy đậu, nay cháu đã được 19 tháng tuổi.
  • Theo PGS.TS Vũ Nam, thời kỳ phát bệnh cần kiêng: tắm nước lã, ăn gừng, hạt tiêu, đồ cay, mỡ dầu, thúc ăn ngọt đậm…
  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Dạo này trẻ em bị sởi và thủy đậu nhiều quá, em muốn đưa bé đi chích ngừa, không biết giá vắc xin là bao nhiêu vậy Mangyte? (Thủy Trúc - thuy…@gmail.com)
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY