Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Hướng dẫn cách xóa vết chàm trên mặt bằng 7 cách tự nhiên

Sử dụng mật ong, yến mạch, nha đam... là các cách xóa vết chàm trên mặt bằng nguyên liệu tự nhiên. Cách trị này thích hợp với bệnh chàm nhẹ và trung bình

vết chàm trên mặt không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình. với tình trạng nhẹ đến trung bình, bạn có thể tận dụng các nguyên liệu tự nhiên để cải thiện và làm mờ những vết chàm trên mặt.

Các cách xóa vết chàm trên mặt bằng nguyên liệu tự nhiên

Chàm (eczema) là bệnh da liễu mãn tính. mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống – nhất là khi vết chàm xuất hiện ở trên mặt.

Vì vùng da mặt khá nhạy cảm và dễ kích ứng nên việc sử dụng những loại Thu*c mỡ bôi ngoài có thể khiến da bị khô và bào mòn. trong trường hợp bệnh chàm nhẹ và chưa xuất hiện bội nhiễm, bạn có thể tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên để cải thiện triệu chứng ngứa rát và làm mờ vết chàm trên mặt.

1. Gel nha đam

Gel nha đam từ lâu đã được sử dụng trong quá trình chăm sóc da. Bên cạnh tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu, gel nha đam còn có khả năng kháng khuẩn, thúc đẩy tốc độ tái tạo và tăng cường miễn dịch cho da.

Sử dụng gel nha đam lên vùng da chàm có thể làm giảm phản ứng viêm, triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy và khó chịu. nha đam là nguyên liệu tự nhiên ít kích ứng do đó có thể sử dụng cho vùng da mặt và những vùng da nhạy cảm khác.

Bạn có thể sử dụng sản phẩm gel nha đam hoặc dùng trực tiếp nha đam lên da mặt. Tuy nhiên cần làm sạch nhựa từ vỏ cây để hạn chế tình trạng kích ứng.

2. Giấm táo

Giấm táo có khả năng cân bằng axit trên da. môi trường tự nhiên trên da thường có tính axit nhẹ, tuy nhiên da của những người bị bệnh chàm thường có ít độ axit hơn bình thường. điều này khiến hàng phòng thủ của da bị suy yếu, dẫn đến tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương biểu bì.

Ngoài ra, nguyên liệu này còn có khả năng ức chế vi khuẩn Straphylococcus aureus và Escherichia coli.

Giấm táo có nồng độ axit khá cao, vì vậy bạn nên pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1 trước khi sử dụng. Sau đó dùng bông gòn thấm hỗn dịch và thoa trực tiếp lên vết chàm.

Nếu có làn da quá nhạy cảm, bạn cần thận trọng khi sử dụng nguyên liệu này. Nên thử một lượng giấm táo lên vùng da nhỏ, quan sát phản ứng của da trong vòng 24 giờ trước khi áp dụng lên toàn bộ phạm vị da.

3. Yến mạch

Yến mạch có đặc tính chống oxy hóa và chữa lành các tổn thương trên da. Sử dụng yến mạch có thể cải thiện được tình trạng khô da, sần sùi và ngứa ngáy.

Để làm giảm các triệu chứng của vết chàm trên mặt, bạn nên trộn đều bột yến mạch với một ít sữa và thoa lên da như mặt nạ. để trong 15 phút và rửa lại với nước sạch.

4. Dầu dừa

Dầu dừa có chứa axit béo và các thành phần có lợi cho làn da. Axit béo trong dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi màng bảo vệ và cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc trên mặt.

Bên cạnh đó, dầu dừa còn có tác dụng chống viêm và tăng tốc độ phục hồi của tế bào da tổn thương. sử dụng dầu dừa thường xuyên giúp da ẩm mịn, làm giảm và xóa mờ những vết chàm trên mặt.

Bạn nên thoa từ 2 – 3 giọt dầu dừa lên vùng da cần điều trị mỗi tối trước khi đi ngủ và rửa lại ngay sau khi ngủ dậy.

Với những người có làn da dầu và bị mụn trứng cá, việc sử dụng dầu dừa có thể làm nghiêm trọng hóa tình trạng trên da mặt.

5. Mật ong

Mật ong là thành phần kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên. Từ lâu, nguyên liệu này được sử dụng để chăm sóc da và điều trị một số bệnh da liễu thường gặp.

Sử dụng mật ong lên vết chàm giúp cải thiện tình trạng da sần sùi, khô ráp và ngăn ngừa nhiễm trùng. bạn có thể dùng một lượng mật ong thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương và rửa lại sau vài phút.

Cần sử dụng mật ong nguyên chất, không chứa chất tạo màu, thành phần hóa học và hương liệu. Đồng thời cần thận trọng khi dùng lên vết thương hở.

6. Dầu cây trà

Dầu cây trà là tinh dầu được chiết xuất từ thân, lá và rễ của cây trà. Khác với những loại tinh dầu tự nhiên, dầu cây trà không chứa quá nhiều axit béo nên có thể sử dụng cho mọi loại da.

Dầu cây trà có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm lành vết thương. Ngoài ra nguyên liệu này có tác dụng giảm khô, ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tuy nhiên việc sử dụng tinh dầu cây trà nguyên chất có thể gây kích ứng da. Vì vậy bạn nên pha loãng với dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân trước khi sử dụng lên da mặt.

7. Dầu hạt hướng dương

Ceramides trong dầu hạt hướng dương là chất béo hỗ trợ hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. sử dụng dầu hạt hướng dương có thể kích thích sản xuất ceramide tự nhiên, giúp da khỏe mạnh và ít bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại.

Mặt khác, nguyên liệu này còn có tác dụng chống viêm và kiểm soát các phản ứng tiêu cực trên phạm vi da bị chàm.

Để dầu hạt hướng dương phát huy tác dụng, bạn nên sử dụng ngay sau khi da được làm sạch và còn độ ẩm nhẹ.

Các biện pháp tự nhiên có khả năng kiểm soát triệu chứng và làm mờ vết chàm trên mặt nhưng ít khi gây kích ứng. tuy nhiên hiệu quả của những phương pháp này không thể so sánh với những loại Thu*c đặc trị. nếu tình trạng không chuyển biến, bạn nên trao đổi với chuyên gia da liễu để có hướng điều trị thích hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-xoa-vet-cham-tren-mat)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY