Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hướng dẫn chi tiết cách chữa nghẹn, sặc cho bé tại nhà

Sẽ ra sao nếu con bạn bị nghẹn? Những kỹ năng để đối phó khi sự cố này xảy ra là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách xử lý khi con bị mắc nghẹn, sặc nhé.

Các lớp học đầu tiên về kỹ năng cấp cứu đã có từ thế kỷ 19, tuy nhiên rất ít người trong số chúng ta biết cách thực hiện những kỹ thuật sơ cứu đơn giản này một cách hiệu quả

Mặc dù những đứa trẻ luôn được các bậc phụ huynh trông nom một cách cẩn thận, tuy nhiên đôi khi sơ ý đứa trẻ có thể nuốt những dị vật lạ vào cổ họng và mắc kẹt tại đó khi người lớn không để ý.

Đây sẽ cách để bạn đối phó nếu trường hợp trên xảy ra.

Làm thế nào để biết chính xác rằng đứa trẻ đang bị nghẹn?

Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết trẻ bị mắc nghẹn.

Nếu 1 đứa trẻ đang thở bình thường nhưng bị ho, điều này có nghĩa là có một số vật cản đang chồng chéo lên đường hô hấp. Những đứa trẻ cần tiếp tục ho để loại bỏ những thứ đang bị mắc kẹt. Nôn mửa cũng có thể là phản xạ của cơ thể gây ra bởi dị vật lạ xuất hiện ở thanh quản. Những phản ứng tự nhiên của cơ thể sẽ giúp làm sạch cổ họng của đứa trẻ mà không cần đến sự can thiệp hoặc các kỹ thuật đặc biệt.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khi đứa trẻ trở nên khó thở hoặc thở hổn hển lại là một trường hợp hoàn toàn khác. Nếu đứa trẻ ngừng hô hấp, la hét hoặc tạo ra bất kỳ âm thanh nào khác, điều đó có nghĩa là một vật gì đó đang mắc kẹt ở đường hô hấp của chúng. Phát âm nhỏ hoặc không nói được khi mở miệng đồng nghĩa với việc trẻ đang bị ngạt thở.

Da đột ngột chuyển sang màu đỏ hơi xanh hoặc đỏ đậm, không có khả năng hít vào và không tạo ra nước bọt là dấu hiệu rõ ràng ở người bị ngạt thở. Trong một số trường hợp, người bị nghẹt thở có thể bị mất ý thức.

Để xử lý tình huống, trước hết bạn cần bình tĩnh và gọi xe cứu thương. Bắt đầu các bước sơ cứu trước khi bác sĩ đến. Đừng cố tiếp cận dị vật bên trong cổ họng bé bằng tay. Điều này có thể gây ra tình trạng dị vật càng dịch chuyển sâu hơn xuống đường hô hấp. Chỉ lấy dị vật ra khỏi miệng nếu bạn có thể nhìn thấy nó.

Trẻ em dưới 1 tuổi

Hầu hết ở độ tuổi này, trẻ bị nghẹn khi ăn hoặc bị trớ. Rủi ro này xảy ra khi trẻ đang rất đói vì sự gián đoạn kéo dài trong khi ăn, hoặc người mẹ có quá nhiều sữa mà đứa trẻ không nuốt kịp. Điều này cũng có thể xảy ra khi thức ăn chưa được xay nhuyễn, còn chứa những miếng quá lớn so với cổ họng của bé.

Có vài phương pháp sẽ giúp bảo vệ bé của bạn khi tình huống trên xảy ra:

Đặt bé lên cánh tay của bạn, bụng bé úp xuống và nghiêng đầu của trẻ xuống. Vỗ 5 lần vào xương vai bé bằng tay còn lại. Làm như thế để các dị vật có thể di chuyển từ cổ họng xuống miệng.

Đặt em bé nằm ngửa lại, đầu thấp hơn cơ thể. Dùng ngón trỏ và ngón giữa nhấn 5 lần vào phần dưới lồng ngực của trẻ.

Trẻ em trên 1 tuổi

Đối với những đứa trẻ lớn hơn, bạn cần phải thực hiện các bước sơ cứu khác nhau.

    Sử dụng bàn tay của bạn tay như là một công cụ hỗ trợ để nâng đứa trẻ về phía trước. Ôm đứa trẻ từ sau qua nách và nắm chặt hay tay tại bụng đứa trẻ, tay và chân của trẻ để ở tư thế thả lỏng. Xốc nhanh và mạnh 5 lần.

Nếu đứa trẻ nằm xuống và bạn không có cơ hội để dựng chúng dậy, bạn nên thực hiện hành động khác. Đặt đứa trẻ sao cho ngực chúng ở phía trên đầu gối của bạn, đầu hướng xuống đất. Lấy lòng bàn tay đẩy mạnh từ phần dưới ngực chuyển động lên phía đầu. Lặp lại cho đến khi dị vật thoát ra khỏi họng của trẻ.

Nếu hơi thở của trẻ vẫn chưa trở lại bình thường hoặc chúng đã mất ý thức sau khi đã loại bỏ được dị vật bị kẹt, bạn nên hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim gián tiếp cho bé.

Bạn hãy nhớ rằng, dựa vào từng độ tuổi khác nhau mà các kỹ thuật xử lý cũng khác nhau.

Theo Sở hữu Trí tuệ

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/huong-dan-chi-tiet-cach-chua-nghen-sac-cho-be-tai-nha-d34032.html

Theo Sở hữu Trí tuệ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/huong-dan-chi-tiet-cach-chua-nghen-sac-cho-be-tai-nha/20210310102049486)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đây là nội dung văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ Giáo dục Đào tạo về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong năm học mới 2019-2020. Theo đó, đổi mới dạy và học môn đạo đức, giáo dục công dân, các hoạt động tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.. .
  • Sống trung thực, biết đồng cảm, yêu thương vô điều kiện, học cách tha thứ là những phẩm chất giúp bé trở thành người hoàn thiện về nhân cách sau này.
  • Ngày 1/4 tới, một lớp học về Kỹ năng trẻ cần biết để tránh bị xâm hại T*nh d*c dành cho các bé từ 5-7 tuổi sẽ được tổ chức miễn phí tại Trường Tiểu học Nhi Đồng (Số nhà 89 ngõ 27 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội., Hà Nội).
  • Nếu bạn muốn tìm hiểu cách để duy trì một cuộc sống hạnh phúc, thỏa mãn và ít căng thẳng, hãy tham khảo những điều sau.
  • Do thời lượng buổi tư vấn có hạn, nhiều câu hỏi của bạn đọc chưa được trả lời. Để khỏi phụ lòng tin cậy của bạn đọc các chuyên gia vẫn tiếp tục soạn câu trả lời gửi đến bạn đọc, mời các bạn theo dõi
  • Phóng viên báo Sức khỏe Đời sống phỏng vấn nhanh chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ em về bài học dạy trẻ em dẫm lên thủy tinh trong cuốn sách Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành.
  • Những vụ án Gi*t người thời gian gần đây đều được cho là xuất phát từ nguyên nhân thất tình hoặc trả thù tình cảm. Điều đáng tiếc là nạn nhân và thủ phạm đều là những người còn rất trẻ.
  • Khi trẻ vừa có lịch học khá dày ở trường lại vừa tham gia tập luyện thể thao, chế độ dinh dưỡng như thế nào sẽ phù hợp?
  • Không biết cách đi xe đạp, bơi lội và buộc dây giày, trẻ em ngày nay dường như làm chủ các trò game giỏi hơn kỹ năng sống cần thiết.
  • Mỗi kỹ năng sống giống như một cái cây: phải gieo hạt mới có, phải vun tưới mới nảy mầm, phải chăm sóc đúng mới xanh tươi. Khi huấn luyện cho con được kỹ năng nào đó, là mới chỉ xong phần “gieo hạt”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY