Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ít ca mắc hơn nhưng cấp độ nguy hiểm cao hơn

MangYTe - Những ngày gần đây,Việt Nam ghi nhận thêm ít ca bị dương tính hơn với trước đó, tuy nhiên theo đánh giá thì mức độ nguy hiểm cao hơn. Bởi những ca bị nhiễm Covid-19 gần đây được phát hiện đã mất dấu F0 và có sự lây lan trong cộng đồng. Việc truy tìm dấu vết F0 nhiều thách thức, công tác khoanh vùng, dập dịch càng khó khăn hơn. Vì thế, dù mỗi ngày ghi nhận ít ca mắc nhưng chúng ta không được chủ quan.

BS Trương Hữu Khanh. (Ảnh: Petrotimes)

Phóng viên Báo Nhân Dân điện tử đã có cuộc phỏng vấn bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh trước thực tế người dân có vẻ đang chủ quan khi số người bị nhiễm Covid -19 được công bố đang giảm dần.

Cấp độ nguy hiểm cộng đồng cao hơn dù chỉ có một ca mắc

Phóng viên: Thưa BS Trương Hữu Khanh, trong một tuần qua, số Covid-19 tại Việt Nam có xu hướng giảm. Ông đánh giá thế nào khi số đang giảm hiện nay và đây có phải là tín hiệu đáng mừng?

BS Trương Hữu Khanh: Số giảm hiện nay, không có nghĩa là đã an toàn. Trước đây, mỗi ngày ghi nhận thêm nhiều người nhiễm mới nhưng đều là số ca được các nhà quản lý dự đoán. Các nhà quản lý biết người đi về từ đâu, nguồn lây cao hay không và tiến hành cách ly lại. Nguyên tắc cách ly càng sớm người lây bệnh là quan trọng chứ không phải phát hiện ít hay nhiều.

Do đó, hiện nay mình có số bệnh nhân nhiễm mới được công bố hằng ngày tuy rất ít, nhưng là những ca phát hiện ở ngoài cộng đồng. Chúng ta chưa tìm ra được những ca ngoài cộng đồng này có nguồn lây từ đâu, lây bệnh từ bao giờ, mang con virus này từ bao giờ. Điều đó hơn nhiều so với trước đây.

Phóng viên: Việc một ca bị lây nhiễm trong cộng đồng thế nào so với 10 ca phát hiện mới ở những giai đoạn trước?

BS Trương Hữu Khanh: Trước đây, mỗi ngày cả nước có 8-9 ca cũng không đáng sợ bằng 1-2 ca của giai đoạn này vì tuy số người mắc ít nhưng đều là các trường hợp ở trong cộng đồng rất lâu. 10 ca được phát hiện ở khu cách ly không đáng sợ bằng 1-2 ca ngoài cộng đồng.

Tôi cho rằng, quan trọng nhất, nguyên tắc của virus này là chúng ta phải đi trước nó một bước chứ chúng ta không thể đuổi theo nó. Muốn đi trước nó một bước, chúng ta phải biết người đó từ nguồn nào về và cách ly họ. Còn hiện nay trong cộng đồng, chúng ta đang đuổi theo con virus. Tức là mình phát hiện một người nào đó trong cộng đồng mà không biết người đó mang mầm bệnh bao lâu, thì con virus đó đã theo người này tới chỗ nào rồi, đã lây cho bao nhiêu người rồi và người bị lây đó có lây cho một số người khác nữa thì sẽ hơn nhiều.

Phóng viên: Khi ca bệnh ít hơn nhưng cấp độ ở cộng đồng lại cao hơn. Vậy người dân cần phải làm gì lúc này để giảm bớt nguy hiểm?

BS Trương Hữu Khanh: Chúng ta phải hiểu, một ca lây trong cộng đồng hơn các ca trong khu cách ly. Mình không biết người đối diện với mình và người mình sắp đối diện có phải là người từng mang virus hay không. Do đó, mình phải tự bảo vệ khi bắt đầu tiếp xúc với người khác bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách.

Chúng ta phải chủ động khi tới khu vực nào đó, tiếp xúc với ai đó. Nếu tiếp xúc nhiều phải mang nón che giọt bắn. Chúng ta hạn chế đi ra ngoài, không tiếp xúc với người lớn tuổi. Nếu cùng làm biện pháp đó, con virus này sẽ không có cơ hội nhảy từ người này sang người kia để làm lây lan virus.

Số ca mắc giảm mạnh từ ngày 4-4 đến nay.

Vai trò phát hiện các ca mắc của các cơ sở y tế

Phóng viên: Sắp tới khi đối tượng F1 cách ly hết dần thì F0 từ cộng đồng sẽ chỉ phát hiện ở cơ sở y tế. Do F0 bệnh và đến cơ sở y tế khám. Vậy vai trò phát hiện chẩn đoán F0 của cơ sở y tế quan trọng như thế nào?

BS Trương Hữu Khanh: Bây giờ chúng ta không còn người tập trung để chủ động tìm nguồn lây. Trước đây, khi dịch ở giai đoạn đầu, chủ yếu do người từ nước ngoài về có nguy cơ mắc và lây lan virus thì húng ta cách ly họ tập trung, chủ động tìm nguồn lây và ngăn chặn nguồn lây. Bây giờ chúng ta đã qua giai đoạn đó.

Còn sang giai đoạn này, đã có sự lây chéo ngoài cộng đồng. Nguồn lây nếu âm thầm ngoài cộng đồng thì người cộng đồng mang khẩu trang, rửa tay, hạn chế tiếp xúc sẽ ngăn được nhiễm bệnh. Nhưng nếu người F0 mắc bệnh, chắc chắn họ sẽ tới cơ sở y tế để khám, chữa bệnh. Lúc này, cơ sở y tế có nhiệm vụ phát hiện sớm ca F0 để thông báo cho bên y tế dự phòng triển khai các biện pháp điều tra dịch tễ tại tận địa phương thì mới chặn đầu được con virus.

Nếu tại cơ sở y tế không có biện pháp phát hiện F0 thì F0 tiếp tục di chuyển, thời gian chúng ta đuổi con virus càng trễ hơn, chậm hơn so với nó đi và càng khó hơn. Tôi muốn nói, vai trò của cơ sở y tế lúc này rất quan trọng.

Phóng viên: Như vậy, chúng ta có cần phải truy tìm F0 và việc truy tìm này có giá trị như thế nào với các nhà dịch tễ?

BS Trương Hữu Khanh: Việc truy tìm này có giá trị ngăn cản một cách cách tốt nhất đường đi xa dần của con virus.

Tôi cho rằng, nếu cố gắng tìm được dấu vết F0 thì tốt, nhưng chúng ta nên giành thời gian đó để khoanh vùng, cách ly, buộc đối tượng chưa nhiễm và đã nhiễm phải chấp hành đúng các biện pháp cách ly như mang khẩu trang, rửa tay và giãn cách xã hội.

Các cơ sở y tế phải tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Phóng viên: Cơ sở y tế dễ bị tấn công nhất bởi virus này khi các F0 đến bệnh viện. Vậy theo ông, các cơ sở y tế cần làm gì để phòng, chống dịch Covid-19 một cách tốt nhất?

BS Trương Hữu Khanh: Tôi cho rằng, các cơ sở y tế phải có phản xạ khai thác yếu tố dịch tễ, xem những chùm ca bệnh tại sao lại là người trong cùng gia đình hoặc vài người trong cơ quan có bệnh cảnh giống nhau. Cũng nên đặt ra các câu hỏi, tại sao người bệnh có bệnh cảnh đặt biệt tại viêm phổi nhanh hay viêm phổi lạ dù người bệnh rất khỏe mạnh? Chúng ta phải đánh dấu hỏi những trường hợp này.

Khi phát hiện ra những yếu tố ấy, các cơ sở y tế phải có động tác cách ly ngay thông báo cho bên dịch tễ để chuẩn bị phương pháp giám sát những người liên quan, phải có biện pháp xét nghiệm, phát hiện càng sớm càng tốt ca nghi ngờ có nhiễm hay không. Chúng ta phải có động thái càng nhanh càng tốt.

Chúng ta có kịch bản cho mọi tình huống

Phóng viên: Nhìn ra các nước bạn, việc thực hiện các chính sách của Việt Nam có thật sự hiệu quả?

BS Trương Hữu Khanh: Chúng ta đoán trước khu vực mắc bệnh, còn nhiều nước không đoán trước được dịch bệnh, họ vẫn nghĩ dịch ở đâu xa. Chúng ta đoán trước có làn sóng đầu tiên là từ Trung Quốc; làn sóng thứ hai từ châu Âu, Mỹ; làn sóng thứ ba từ biên giới, làn sóng bây giờ là chính từ nội tại.

Ở làn sóng nội tại, mình đang thực hiện giãn cách xã hội, không tập trung. Tới đây, chúng ta phải kiểm soát công ty, nhà máy vì kinh nghiệm của nước ngoài cho thấy, ở giai đoạn đầu họ có ca lây trong cộng đồng chủ yếu do người giàu vì đi từ nước ngoài về. Đến giai đoạn này, có sự lây lan trong cộng đồng công nhân, nhà trọ, nhà máy. Mình phải quyết liệt ngăn chặn tại cộng đồng và tuyên truyền mọi người thực hiện tốt.

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về công tác phòng, chống dịch tại Việt Nam từ đầu dịch đến giờ?

BS Trương Hữu Khanh: Việt Nam đã có những quyết định và chính sách phòng dịch đáng nể vì mình dự đoán được, dịch sẽ tới với mình từ con đường nào. Do đó, chúng ta sẽ biết những việc mình cần làm trước, có kế hoạch cho các khu cách ly, có dự án cho điều trị phân tuyến và ngay từ bây giờ mình đã có dự án nếu ở một thành phố nào đó có bao nhiêu bệnh nhân, bao nhiêu bệnh nhân nặng sẽ rải đều công việc điều trị như thế nào. Chúng ta dự đoán được công việc sẽ làm và chúng ta đã lên kế hoạch cho từng giai đoạn có thể nguy hiểm nhất.

Việt Nam có hệ thống y tế dự phòng đồng bộ và đã được rèn luyện trong quá nhiều trận dịch trong đó có trận dịch bất ngờ như SARS, H1N1… Chúng ta đã được rèn luyện từ những trận dịch thường xuyên như sởi, sốt xuất huyết… Với dịch Covid-19, ngay từ đầu, mình cho tất cả người dân của mình biết ai là người nguy cơ, tại sao mình có nguy cơ, cách phòng ngừa như thế nào để họ hiểu và cùng với các cơ quan chức năng tham gia chống dịch. Chúng ta thắng lợi còn nhờ sự đồng lòng của người dân.

Xin cảm ơn BS Trương Hữu Khanh!

THIÊN LAM (thực hiện)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tieu-diem/item/44072502-it-ca-mac-hon-nhung-cap-do-nguy-hiem-cao-hon.html)

Tin cùng nội dung

  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là trong thời ăn nhanh, uống vội hiện nay. BSCK2 Trần Ánh Tuyết, chia sẻ một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY