Tâm sự hôm nay

Kẻ ăn bám đáng ghét

Muốn phòng bệnh giun đường ruột, ta cần hiểu vòng đời của chúng. Có thể tóm tắt thế này: giun sinh sống và đẻ trứng ở trong bụng chúng ta.

Vào một đêm trực tại bệnh viện huyện miền núi. Hình như đã khuya lắm rồi bỗng có tiếng xe đạp lạch cạch. Chắc là có bệnh nhân. Đúng thế, một người đàn ông trung niên chở một cháu bé chừng 5 tuổi đến nhập viện. Nhìn cháu bé có vẻ mệt mỏi li bì, tôi nhanh chóng hỏi bệnh và thăm khám cho cháu. Bố cháu cho biết, sáng nay cho cháu uống Thu*c tẩy giun. Sau đó, ông đi làm đến tận chiều tối mới về. Thấy con nằm trên giường giống như say Thu*c, ông vội vàng đi gọi y tá thôn. Sau một hồi thăm khám, ông y tá thấy bụng cháu bé có một cục u trong bụng. Cháu bé được đưa đi viện ngay. Nhưng vì đường sá xa xôi, lại chỉ có xe đạp nên hai cha con tới bệnh viện khá khuya.

Quả thật, chẩn đoán bệnh không khó. Khi tôi khám bụng cho cháu thấy rất rõ một khối u (xuất hiện sau khi tẩy giun chừng 12 giờ đồng hồ) thì khả năng là búi giun rồi. Vấn đề là cách giải quyết thế nào đây? Hiện tại cháu rất mệt vì tắc ruột và không ăn được. Tôi mời hội chẩn. Sau hội chẩn, biết chắc chắn cháu mới chỉ uống Thu*c tẩy giun mà chưa uống Thu*c xổ nên quyết định cho cháu uống Thu*c xổ (nhuận tràng) với nhiều nước và theo dõi chặt chẽ. Tình huống xấu nhất phải mổ thì chuyển tuyến trên mất khoảng 1 giờ, vẫn kịp.

Khi cho cháu uống Thu*c, cháu cứ lắc đầu không chịu uống. Tôi bảo chị y tá chuẩn bị dao kéo sao cho có tiếng kêu loảng xoảng để cháu nghe thấy và nói cho cháu biết rằng nếu không chịu uống Thu*c thì phải mổ bụng vậy. Rất may, cháu ngồi nhổm dậy uống hết Thu*c. Và may hơn nữa là đêm đó cháu đi cầu được, ra khá nhiều giun đũa. Sáng hôm sau, cháu tỉnh táo bình thường, được xuất viện về nhà.

Không lâu sau đó, Khoa Nhi chúng tôi lại nhận một bệnh nhân là bé trai 4 tuổi với tình trạng lờ đờ, chậm chạp, suy dinh dưỡng nặng, bụng to như dân ta thường nói “bụng ỏng, đít vòn”. Kết quả xét nghiệm phân có rất nhiều trứng giun. Hỏi mẹ cháu, có một chi tiết rất đặc biệt, ấy là cháu thèm ăn đất búp vách (đất được sử dụng làm tường nhà - nhà tranh vách đất). Như thế là rõ rồi, cháu bị nhiễm giun đường ruột rất nặng. Vấn đề đặt ra là tẩy giun cho cháu tại đây hay phải chuyển lên tuyến trên. Vì sức khỏe cháu rất yếu, bụng lại rất nhiều giun, nếu tẩy, có khả năng cháu sẽ bị tắc ruột do giun. Tôi lại mời hội chẩn. Sau hội chẩn, chúng tôi quyết định tẩy giun cho cháu. Lại rất may là cháu đi cầu được và ra rất nhiều giun đũa. Cũng phải vài ngày sau cháu mới hết đi cầu ra giun. Cháu nằm viện thêm một tuần mới được xuất viện.

Nói đến chuyện về giun, tôi nhớ ngày còn nhỏ, vào khoảng những năm sáu mấy của thế kỷ trước, làng tôi có một anh hơn tôi chừng vài tuổi cứ hay bị đau bụng vặt. Hôm ấy đang chơi, bỗng anh ta bị đau bụng, lần này đau dữ dội, ôm chặt bụng, lăn lộn, rồi chổng mông lên kêu la, cả làng nghe thấy. Lũ trẻ con chúng tôi sợ tái mặt, chỉ lo anh ch*t. Rất nhanh chóng, anh được đưa đi viện bằng cách khiêng cáng (cáng được làm bằng võng). Khoảng nửa tháng sau, anh được đưa về với một vết sẹo dài ở bụng. Thì ra hôm ấy, anh được khiêng lên bệnh viện huyện, nhưng ngay lập tức lại được khiêng thẳng ra Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội và được chính bác sĩ Tôn Thất Tùng mổ vì bị giun chui ống mật. Anh được bọn trẻ chúng tôi ngưỡng mộ vì đã được ra tận Hà Nội và lại được gặp trực tiếp bác sĩ Tôn Thất Tùng (sau này là vị giáo sư nổi tiếng toàn quốc và toàn thế giới).

Ngoài giun đũa còn có giun tóc, giun móc và giun kim. Giun móc còn được gọi là “kẻ hút máu đáng ghét”. Theo tạp chí “Nâng cao sức khỏe” của Bộ Y tế số 22 – tháng 6/2014 thì “ước tính hàng năm, người bệnh tốn 1,5 triệu lít máu (do giun tóc, giun móc hút rồi còn làm chảy máu ra đường tiêu hóa) và 15 tấn lương thực để nuôi giun”.

Muốn phòng bệnh giun đường ruột, ta cần hiểu vòng đời của chúng. Có thể tóm tắt thế này: giun sinh sống và đẻ trứng ở trong bụng chúng ta. Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nở thành ấu trùng giun. Ấu trùng giun nhiễm vào thức ăn (ví dụ như rau sống) hoặc dính vào bàn tay ta và trở lại vào đường ruột chúng ta qua việc ăn uống - mà ta gọi là đường tay – miệng hay là đường phân – miệng. Ấu trùng giun móc và giun tóc còn có thể xâm nhập vào cơ thể ta qua đường da và niêm mạc, đặc biệt là ở các kẽ ngón chân, ngón tay. Sau khi xâm nhập cơ thể, ấu trùng giun cần một thời gian mới trở thành giun đường ruột được. Qua đó có thể khẳng định rằng, nếu ta bị nhiễm thêm giun đường ruột là bị nhiễm mới từ bên ngoài vào. Như vậy, hoàn toàn có thể phòng được bệnh giun đường ruột bằng cách ăn chín uống sôi, sử dụng nhà cầu hợp vệ sinh, không bón rau bằng phân tươi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi nấu ăn, chuẩn bị bữa ăn. Và nếu có ăn rau sống thì phải rửa rau dưới vòi nước chảy để loại trừ ấu trùng giun. Ngoài ra, cần tẩy giun định kỳ 6 tháng/1 lần và cả nhà phải cùng tẩy để tránh lây chéo.

BS. Nguyễn Tất Ứng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ke-an-bam-dang-ghet-8561.html)
Từ khóa: kẻ ăn bám

Chủ đề liên quan:

kẻ ăn bám

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY