Cây thuốc quanh ta hôm nay

Ké đầu ngựa trị đau đầu, viêm xoang, lở ngứa

Ké đầu ngựa còn có tên thương nhĩ tử, mác nháng,... Tên khoa học Xanthium strumarium L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Theo Đông y, vị ngọt, tính ôn, có ít độc; vào kinh phế. Tác dụng khu phong chỉ thống, trừ thấp sát trùng. Trị đau đầu, tắc ngạt mũi, viêm xoang mũi dị ứng xuất tiết; viêm mũi họng, đau nhức răng; đau co quắp tay chân, lở ngứa viêm da dị ứng. Liều dùng: 6 - 12g. Sao vàng trước khi dùng để loại bỏ tác dụng độc hại (kích ứng dạ dày ruột, mẩn ngứa ngoài da).

Trừ thấp, giảm đau: 8g. Sắc uống trong ngày. Trị phong thấp, đau khớp, thiên về thấp tà, sưng đau tê bại. Đau nhưng chỗ đau không di chuyển; còn dùng trị nhức đầu do cảm lạnh.

Tuyên phế (giúp hô hấp), thông mũi: ké đầu ngựa 8g, tân di 8g, bạch chỉ 12g, bạc hà 4g. Sắc uống. Trị tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, mũi.

Hoặc: ké đầu ngựa 250g, sao, nghiền thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g.

Tiêu phong, khỏi ngứa: ké đầu ngựa 8g, địa phu tử 8g. Sắc uống. Trị lên sởi, ngứa phát ban, mụn lở loét.

Quả ké (thương nhĩ tử) trị đau đầu, tắc ngạt mũi, mũi dị ứng xuất tiết; lở ngứa viêm da...

Cháo thương nhĩ tử: thương nhĩ tử tươi 6g giã nát, cho nước vào khuấy đều, để 15 phút sau đó lọc qua gạc lấy nước, thêm một tô cháo, đặt trên bếp khuấy đều đến sôi là được. Dùng cho người viêm kết mạc mắt (mắt tấy đỏ), ù tai, điếc tai.

Canh trứng gà nước thương nhĩ tử: thương nhĩ tử tươi 90g, trứng gà 2-3 quả. Thương nhĩ giã nát, cho nước sôi ép vắt lấy nước, đập trứng gà vào, nấu lại cho chín. Ăn trứng và uống nước canh trước lúc phát cơn sốt rét. Dùng khi sốt rét và các bệnh có cơn rét run, sốt.

Cháo thương nhĩ bạch chỉ: thương nhĩ tử 20g, bạch chỉ 6g, hoàng kỳ 30g, kinh giới 10g, tế tân 4g, gạo tẻ 60g, đường trắng vừa đủ. Các dược liệu nấu lấy nước, bỏ bã, cho gạo tẻ vo sạch nấu cháo, khi chín thêm đường, ngày ăn 1 lần, mỗi đợt 7 - 10 ngày. Dùng tốt cho người mũi họng, đau nhức đầu tắc mũi, ngạt mũi.

Lê ướp đường phèn thương nhĩ tử: thương nhĩ tử 10g, lê 2 quả, đường phèn lượng thích hợp. Lê rửa sạch thái lát, cho đường phèn và thương nhĩ tử vào, đun cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần, mỗi đợt dùng 7 ngày. Dùng cho người viêm mũi dị ứng xuất tiết.

Canh phổi lợn thương nhĩ tân di: phổi lợn 500g, tân di 10g, thương nhĩ tử 20g, bạch truật 15g, phục linh 15g. Phổi lợn rửa sạch thái lát, các dược liệu cho vào túi vải xô, cho vào xoong nấu nhừ, bỏ túi bã dược liệu, thêm gia vị làm canh. Ngày ăn 1 lần, liên tục 5-10 ngày. Dùng tốt cho người tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, quên lẫn (các triệu trứng tắc ngạt sưng nề mũi lúc tăng lúc giảm).

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ke-dau-ngua-tri-dau-dau-viem-xoang-lo-ngua-n164350.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính gửi Mangyte, Qua phương tiện thông tin và nhiều bạn bè tôi được biết BV Hòa Hảo thật hoàn hảo khi khám và chữa bệnh.
  • Bác sĩ ơi, cháu hay bị đau đầu, đau lắm. Giờ cháu muốn khám ở BV Hòa Hảo thì khám lệ phí là bao nhiêu ạ? Cháu sợ không đủ tiền. Cháu cảm ơn bác sĩ! (Huy - nguyen...93@gmail.com)
  • Trong số các vị Thuốc thường dùng trị xoang mũi, có một vị Thuốc khá đặc biệt: thân quả bao bọc bởi một lớp gai mềm - đó là vị Thuốc ké đầu ngựa, rất được trọng dụng trong các bài Thuốc trị viêm xoang mũi.
  • Lở ngứa, mẩn tịt là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, mùa nào cũng có thể mắc nhưng thường gặp nhất vào mùa hè. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều, theo Đông y chủ yếu là do chứng nhiệt trong cơ thể, phân ra các thể: huyết nhiệt, phong nhiệt hoặc thấp nhiệt. Sau đây là một số bài Thuốc trị theo từng thể.
  • Viêm xoang mạn tính là một tình trạng thường gặp do các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất tám tuần dù đã nỗ lực điều trị.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Viêm xoang cấp tính (hay viêm mũi xoang cấp) là tình trạng các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, gây trở ngại cho việc thoát ra ngoài.
  • Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, và bạn có thể điều trị bằng Thu*c giảm đau. Tuy nhiên một số đau đầu báo hiệu một vấn đề bệnh lý nguy hiểm hoặc nghiêm trọng. Đừng bỏ qua đau đầu không giải thích được hoặc đau đầu tiến triển nặng dần theo thời gian.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số phương tiêu biểu để tham khảo và có thể áp dụng trị bệnh lở ngứa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY