Với thành phần nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên, những que hương Phia Thắp tạo nên mùi cay cay, nồng nồng do thành phần từ lá của cây trầm. Thân hương thường được dùng bằng cây mai vì nó dẻo và dễ bắt lửa. Cây mai được lấy ở trên rừng rồi chẻ bằng tay, vót thành các que nhỏ, tròn đều và được ngâm nước 2-3 ngày mới mang ra dùng.
Chất keo dính dùng để dính bột trầm với thân hương được làm từ những lá keo phơi khô, loại lá này là đặc trưng duy nhất chỉ có làng làm hương Phia Thắp ở Cao Bằng trồng được.
Nhúng hương vào nước keo rồi tẩm với hỗn hợp gồm mùn cưa và bột trầm, cứ làm đi làm lại 4 lần để cho ra được một que hương chắc và đẹp.
Trong quá trình làm phải lưu ý rất nhiều chi tiết. Nếu cho quá nhiều chất kết dính (bột lá bầu hắt) thì cũng không thành hương được.
Nếu lăn thân hương qua lớp mùn cưa quá 4 lần thì que hương lại to quá, không đẹp. Nếu tay lắc không đều thì bột sẽ không bám đều vào thân hương.
Nhìn người làm thì có vẻ đơn giản, cổ tay quay dẻo như múa, nhưng để đạt đến độ thành thục như vậy cần rất nhiều thời gian.
Để que hương đạt đến độ khô nhất định, người phơi hương phải chọn thời điểm phơi hương là giữa trưa khi nhiệt độ trong ngày cao nhất.
Nếu nắng đẹp thì phơi 1 ngày là khô, còn nếu không phải phơi 2 - 3 ngày; có lúc người dân phải phơi hương trong bếp để kịp có hương đi bán.
Những que hương sau đó sẽ được nhuộm chân màu đỏ rồi đem phơi khô tiếp, sau cùng là buộc thành từng bó để đi bán.
Khách du lịch đến làng Phia Thắp rất thích thú với trải nghiệm thử làm hương theo hướng dẫn của người dân địa phương.
Với chất lượng tốt và nguồn gốc rõ ràng, sản phẩm hương Phia Thắp được mang đi bày bán tại tất cả các chợ phiên Tết của tỉnh Cao Bằng và các tỉnh, thành lân cận.
Theo Giang Ngọc/VOV
Link bài gốc Lấy link
https://vov.vn/du-lich/kham-pha-nghe-lam-huong-truyen-thong-cua-nguoi-nung-o-cao-bang-832213.vovTheo Giang Ngọc/VOV
Chủ đề liên quan:
cao bằng chân núi Phà Hùng hương Phia Thắp nghề làm hương nghề làm hương truyền thống người Nùng núi to