Theo World Atlas, Mariana là rãnh sâu nhất trên Trái Đất. Điểm thấp nhất của rãnh này cũng là nơi sâu nhất trên lớp vỏ Trái Đất, lên tới 10.971 m dưới mực nước biển. Ảnh: World Atlas.
Rãnh Mariana nằm trên phần đáy của khu vực tây bắc Thái Bình Dương, kéo dài từ phía đông quần đảo Mariana (Philippines) tới gần Nhật Bản. Ảnh: World Atlas.
Với chiều sâu 10.971 m, rãnh mariana có thể bỏ lọt bất cứ ngọn núi nào trên thế giới. nếu đặt đỉnh núi cao nhất trái đất (everest - 8.884 m) xuống rãnh này, ngọn núi vẫn chìm xuống mặt nước tới 1.000 m. ảnh: world atlas.
Chuyến lặn thám hiểm đầu tiên xuống đáy rãnh mariana được thực hiện bởi tàu ngầm thăm dò bathyscaphe trieste của hải quân mỹ, do trung úy hải quân don walsh và kỹ sư jacques piccard thực hiện vào năm 1960. ở dưới đáy, walsh và piccard phát hiện các sinh vật như cá bơn dài khoảng 30 cm, một số động vật giáp xác, nhiều loài động vật kỳ lạ sống ở rãnh này. điểm chung của những loài động vật sống ở đây đều có đôi mắt khổng lồ để phù hợp điều kiện tăm tối dưới đáy sâu. ảnh: world bbc.
Rãnh Mariana được đặt theo tên của quần đảo Mariana ở gần đó. Rãnh có chiều dài trung bình 2.550 km, rộng khoảng 69 km. Rãnh được hình thành do sự đứt gãy, rạn lún của vỏ Trái Đất. Ảnh: World BBC.
Rãnh mariana được tàu challenger ii của hải quân hoàng gia anh đo đạc, khảo sát lần đầu vào năm 1951. tiếp theo anh, tàu của nga (1957), mỹ (1962), nhật bản (1984) đã lần lượt đến thăm dò, đo đạc khu vực này. ảnh: world atlas.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
Link bài gốc Lấy link
https://zingnews.vn/noi-anh-sang-mat-troi-khong-chieu-toi-post1056977.htmlTheo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
Chủ đề liên quan:
ánh sáng ánh sáng mặt trời động vật Everest Hải quân Hoàng gia Anh mặt trời rãnh mariana thái bình dương trái đất vỏ trái đất