(HNMO) - Chiều tối 8-10, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai họp trực tuyến với 9 tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Quảng Bình chỉ đạo ứng phó bão số 7.
Phó giám đốc trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia hoàng phúc lâm cho biết, khoảng 16h ngày 10-10, bão số 7 cách thành phố hải phòng khoảng 150km, tỉnh nam định 100km, tỉnh thanh hóa 110km, tỉnh nghệ an 130km, tỉnh hà tĩnh 160km với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. sau thời gian trên, bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới rồi đi vào đất liền các tỉnh phía nam khu vực đồng bằng bắc bộ, bắc trung bộ...
Ngoài gió mạnh, sóng lớn gây nguy hiểm cho các tàu, thuyền hoạt động trên biển, bão số 7 kết hợp với không khí lạnh tăng cường hình thành đợt mưa rất to tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực bắc bộ và các tỉnh từ thanh hóa đến quảng bình. cụ thể, từ chiều 9 đến ngày 11-10, khu vực phía đông bắc bộ có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 150-250mm, có nơi cao hơn 300mm. từ ngày 10 đến 11-10, các tỉnh phía tây bắc bộ có mưa to, tổng lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi cao hơn 150mm. từ ngày 10 đến 12-10, các tỉnh: thanh hóa, nghệ an, hà tĩnh, quảng bình có mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 150-350mm, có nơi cao hơn 350mm... các tỉnh, thành phố và khu vực nêu trên có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi và ngập úng cục bộ tại vùng trũng, thấp, ven sông...
Ứng phó với bão số 7, Bộ đội Biên phòng đã phối hợp với các địa phương kiểm đếm, hướng dẫn 59.106 tàu thuyền với 263.051 người biết vị trí, hướng di chuyển của bão để thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Các đơn vị quân đội đã huy động 260.201 cán bộ, chiến sĩ và 3.142 phương tiện các loại sẵn sàng hỗ trợ người dân và tham gia cứu hộ, cứu nạn...
Đại diện các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thái Bình, Hà Tĩnh... cho biết, đã rà soát, xây dựng phương án bảo đảm an toàn trên biển và đất liền; thành lập tổ liên ngành để hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền, kiểm soát dịch Covid-19... 9 tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Quảng Bình đã xây dựng phương án, sẵn sàng sơ tán 70.440 hộ dân với 260.722 người sinh sống tại khu vực có nguy cơ cao ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; rà soát các đối tượng trong diện F0, F1 để có phương án cách ly, sơ tán riêng...
Kết luận cuộc họp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài đề nghị, các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn trên biển trước khi bão đổ bộ; căn cứ tình hình thực tế chủ động cấm biển... Trên đất liền, các địa phương tiếp tục kiểm tra, rà soát khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sẵn sàng triển khai phương án di dời dân cư sát thực tế, bảo đảm an toàn về người, tài sản và an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Cùng với nhiệm vụ trên, các địa phương kiểm tra, rà soát, chủ động triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, hồ chứa nhất là tại các trọng điểm xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước, các công trường đang thi công; duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng xử lý khi có yêu cầu...
Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh nên từ chiều mai (9-10) đến ngày 11-10, Hà Nội có mưa vừa, có nơi mưa to; lượng mưa cả đợt tại khu vực trung tâm và các huyện phía Bắc, phía Tây thành phố phổ biến 50-100mm, các huyện phía Nam 70-150mm, có nơi lớn hơn.