Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Khi doanh nghiệp “chối bỏ” sản phẩm của mình: Người tiêu dùng cẩn trọng để tránh “tiền mất, tật mang”

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế vừa thông tin khuyến cáo đến cộng đồng cẩn trọng với quảng cáo hàng loạt thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) có dấu hiệu vi phạm.

trong việc tẩy chay những sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm thổi phồng chữa được “bách bệnh” để tránh “tiền mất, tật mang”.

Liên tiếp trong những ngày cuối tuần qua, trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm đưa ra hàng loạt danh sách các sản phẩm TPCN, TPBVSK quảng cáo trên các website có dấu hiệu vi phạm quy định quảng cáo. Đó là sản phẩm Hoàn Xuân Thang trên các website: https://hoanxuanthang.vn, https://hoanxuanthangvn.com. Sản phẩm này do Công ty Cổ phần Đầu tư Akina Đông Á, (Địa chỉ: Km 30 Đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm. Cục An toàn thực phẩm đã mời công ty lên làm việc, tuy nhiên đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Akina Đông Á khẳng định sản phẩm TPBVSK Hoàn Xuân Thang đang quảng cáo trên các website https://hoanxuanthang.vn, https://hoanxuanthangvn.com không phải do công ty thực hiện và không chịu trách nhiệm về chất lượng, mức độ an toàn của sản phẩm trên website này.

Bên cạnh đó, trên các website https://www.facebook.com, https://bytri.dongduocviet.vn và https://www.facebook.com/pg/byetriplus/posts/ có quảng cáo sản phẩm TPBVSK Ferti-Protect và vi phạm quy định quảng cáo. Các sản phẩm này do Công ty cổ phần Dược phẩm Việt (Đông dược Việt), (Địa chỉ: Đường số 5, KCN Hòa Bình, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm. Cục An toàn thực phẩm đã làm việc với công ty tuy nhiên đại diện công ty khẳng định sản phẩm TPBVSK Mỹ xuân Pro Beauty, TPBVSK Bye Tri Plus đang quảng cáo trên các website https://www.facebook.com, https://bytri.dongduocviet.vn và https://www.facebook.com/pg/byetriplus/posts/ không phải do công ty thực hiện và không chịu trách nhiệm về chất lượng, mức độ an toàn của sản phẩm trên website này.

Trước đó, hàng loạt trang website quảng cáo các sản phẩm TPBVSK khác cũng đã bị Cục An toàn thực phẩm phát hiện sai phạm như: website: https://hamomax.net/; https://reviewsosanh.com/hamomax-ha-mo-mau/ có quảng cáo sản phẩm TPBVSK Hamomax; website https://quaythuoc.org/, https://minhanhpharmacy.com/ có quảng cáo sản phẩm TPBVSK Ferti-Protect...

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người không mua, không sử dụng các TPBVSK tại website nêu trên.

Thông báo cẩn trọng với thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, quảng cáo TPCN, TPBVSK trên các trang web hiện nay là hình thức rất phổ biến. Trong đó, có không ít trường hợp trang web quảng cáo TPCN, TPBVSK thổi phồng, khiến người dân tưởng nhầm Thu*c chữa bệnh. Rất nhiều sản phẩm, trang web và doanh nghiệp đã bị Cục An toàn thực phẩm lập biên bản vi phạm và xử phạt theo quy định.

Theo Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong, có không ít TPCN, TPBVSK vi phạm quảng cáo trên nhiều website nhưng không có đơn vị nào nhận trách nhiệm, các công ty có sản phẩm được nêu tên thì cho rằng họ không quảng cáo sản phẩm trên các trang web đó. “Với các sản phẩm trên các website không phải do đơn vị sản xuất, nhập khẩu công bố thì khó có thể đảm bảo chất lượng, an toàn theo công bố đã được cơ quan thẩm quyền xác nhận. Với những trường hợp này, Cục buộc phải chuyển sang Bộ Thông tin và Truyền thông (đơn vị cấp giấy phép thành lập trang web) để xử lý theo quy định” - ông Phong nhấn mạnh.

Còn đối với những trường hợp sản phẩm được tư vấn qua nhân viên gọi điện thoại trực tiếp cho khách hàng mà chính Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong cũng đã được tư vấn, thì lãnh đạo Cục cho rằng, rất khó xử lý, tuy nhiên số lượng này không nhiều. Chính vì vậy, khi dùng bất kỳ sản phẩm nào, người tiêu dùng cần phải tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

Hiện nay, nước ta có khoảng 1.700 doanh nghiệp sản xuất TPCN, TPBVSK với khoảng trên 4.000 sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường. Để hạn chế tình trạng “bát nháo” của thị trường này, theo quy định tại Nghị định 15 hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm, từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK phải đạt tiêu chuẩn GMP với các điều kiện tiệm cận điều kiện sản xuất Thu*c mới tiếp tục được sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thay đổi mình để đứng vững trong cuộc chơi đầy cạnh tranh này.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong cũng cho biết, để hỗ trợ các doanh nghiệp đạt quy chuẩn GMP, Cục An toàn thực phẩm đã tư vấn, hướng dẫn các thủ tục, quy trình cho các doanh nghiệp, trong đó ưu tiên những doanh nghiệp có đề nghị về hướng dẫn, tư vấn theo chuẩn GMP. Tính đến thời điểm này, nước ta đã có khoảng 40 doanh nghiệp đạt chứng chỉ GMP về sản xuất TPCN, TPBVSK, chưa kể các doanh nghiệp sản xuất Thu*c đã đạt GMP và cũng sản xuất TPCN, TPBVSK. Dự kiến, tháng 7 tới sẽ có khoảng 200-300 doanh nghiệp đạt chứng nhận này.

Hoàng Thái

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/khi-doanh-nghiep-choi-bo-san-pham-cua-minh-nguoi-tieu-dung-can-trong-de-tranh-tien-mat-tat-mang-n154788.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY