Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khoanh vùng, xử lý triệt đểca bệnh sốt xuất huyết

Trong tháng 7 và 8-2020, số ca sốt xuất huyết (SXH) trên toàn thành phố tăng gấp 2-3 lần so với tháng trước. Sở Y tế thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ đã tổ chức kiểm tra thực tế công tác phòng, chống bệnh SXH ở các xã, phường, thị trấn.

trong tháng 7 và 8-2020, số ca sốt xuất huyết (sxh) trên toàn thành phố tăng gấp 2-3 lần so với tháng trước. sở y tế thành phố, trung tâm kiểm soát bệnh tật (cdc) tp cần thơ đã tổ chức kiểm tra thực tế công tác phòng, chống bệnh sxh ở các xã, phường, thị trấn.

Chủ động phòng bệnh SXH

Phun Thu*c tại nhà người dân ở phường Thới An, quận Ô Môn.

Phun Thu*c tại nhà người dân ở phường Thới An, quận Ô Môn.

Thống kê của cdc cần thơ, tính đến ngày 31-8-2020, toàn thành phố có 667 ca bệnh sxh, giảm 296 ca bệnh so với cùng kỳ năm 2019. tuy nhiên, trong tháng 7-2020 ghi nhận 101 ca sxh, tháng 8-2020 có 154 ca bệnh; trong khi đó các tháng 4, 5 và 6-2020 có từ 40-57 ca sxh/tháng. trước tình hình số ca sxh có xu hướng tăng, sở y tế, cdc cần thơ kiểm tra công tác phòng, chống sxh tại các quận, huyện: ô môn, thốt nốt, phong điền, thới lai, cờ đỏ, vĩnh thạnh, ninh kiều và cái răng.

Theo đánh giá của đoàn kiểm tra, các xã, phường đã tham mưu cho chính quyền, đồng thời phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền phòng chống sxh và giám sát, xử lý ca bệnh tại cộng đồng. đoàn cũng kiểm tra thực tế tại các khu vực, ấp có số ca mắc sxh cao, nhất là các ca sxh độ nhẹ. đồng thời, kiểm tra biên bản xử lý ca bệnh, ổ dịch, sổ nhận bệnh, bản đồ dịch tễ...

Ông huỳnh văn nhanh, phó giám đốc sở y tế tp cần thơ, cho biết: thông thường, các ca sxh độ nặng hoặc ổ dịch sxh thì địa phương quan tâm tổ chức vãng gia, xử lý môi trường, phun Thu*c… nhưng các ca sxh độ nhẹ thì ít được quan tâm hoặc xử lý ca bệnh chậm, không phun Thu*c xử lý môi trường xung quanh nơi phát hiện ca bệnh. trong khi đó, khu vực xuất hiện các ca bệnh nhẹ vẫn có nguy cơ lây bệnh, đặc biệt với người có cơ địa bệnh nền, yếu thì bệnh nặng hơn. chính vì thế, đoàn chú trọng kiểm tra các ca bệnh sxh nhẹ ở cộng đồng xem có được xử lý triệt để hay không. qua đó, nhắc nhở các địa phương chú trọng hơn trong việc khoanh vùng, xử lý triệt để ca bệnh nhẹ, cắt nguồn lây.

Theo ông huỳnh văn nhanh, cả ngành y tế đang căng sức chống dịch covid-19 nhưng để tránh nguy cơ “dịch chồng dịch”, các địa phương không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống các dịch bệnh như tay chân miệng, sxh. các ca bệnh sxh phải được khoanh vùng, xử lý trong 24-48 giờ.

Phun hóa chất diện rộng để dập dịch

Trước diễn biến phức tạp của SXH, CDC Cần Thơ hỗ trợ Trung tâm Y tế tổ chức phun hóa chất diện rộng, dập dịch SXH tại các phường có số ca mắc cao như: Thới An (quận Ô Môn) và Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) trong tháng 8-2020; phun diện rộng ở phường Tân Lộc (quận Thốt Nốt) trong tháng 7-2020. Phun kết hợp bằng xe cơ giới (đường lớn) và máy phun đeo vai (đường nhỏ). Phun hai lần, mỗi lần cách nhau từ 7-10 ngày.

Trong nửa tháng qua, Hà Nội ghi nhận 2 người bệnh SXH Tu vong do đến bệnh viện muộn, tự mua Thu*c điều trị. Trong cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, nhiều người dân ngại đến bệnh viện khám bệnh, thường có tâm lý tự mua Thu*c uống. Do vậy, CDC Cần Thơ khuyến cáo người dân tuyệt đối không chủ quan với các dịch bệnh, nhất là bệnh SXH. Đây là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng và chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu. Khi bị sốt cao đột ngột, liên tục; mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn; da xung huyết, đau cơ, đau khớp…, người dân nên đến bệnh viện để được xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị kịp thời. Không tự ý sử dụng Thu*c chữa bệnh hoặc truyền dịch tại nhà. Tuyệt đối không dùng aspirin (acetylsalicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

CDC Cần Thơ cũng khuyến cáo, mỗi gia đình cần chú ý diệt muỗi, diệt lăng quăng, vệ sinh trong và ngoài nhà, thu gom rác thải, phòng, chống muỗi đốt bằng cách ngủ mùng, bôi Thu*c diệt muỗi.

Bài, ảnh: H.HOA

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/khoanh-vung-xu-ly-triet-de-ca-benh-sot-xuat-huyet-a125421.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè, nhiều trẻ thường tắm sông, suối. Do vậy, việc phòng ngừa và biết cách xử lý khi trẻ bị đuối nước là rất quan trọng.
  • Khi bị ngộ độc cách xử lý ban đầu rất quan trọng, vì nếu không khéo sẽ làm tình trạng ngộ độc thêm trầm trọng và nguy hiểm tới tính mạng.
  • Bệnh cao huyết áp nếu không xử lý, cấp cứu kịp thời sẽ xảy ra những tai biến khó lường.
  • Khi đi tắm biển nhiều người sợ nhất 2 điều là bị sứa đốt và bị chuột rút khi đang bơi lội.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY