Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Không chỉ ốm nghén, hành trình mang thai còn khiến các mẹ đối mặt hàng loạt điều kinh khủng này

Mặc dù đã lên dây cót tinh thần cho việc bị ốm nghén, mệt mỏi, nhưng trên thực tế, nhiều mẹ bầu vẫn ngã ngửa vì mang thai đâu chỉ có thế.

Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần rằng mình sẽ bị mệt mỏi, ốm nghén, sợ đủ các loại mùi trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, thế nhưng, trên thực tế vẫn có rất nhiều mẹ bầu rơi vào trạng thái ngỡ ngàng khi phát hiện ra việc mang thai khó khăn hơn mình tưởng tượng. bởi vì không chỉ có mỗi ốm nghén mệt mỏi ra, mẹ còn phải chịu nhiều "tác dụng phụ" ở mỗi tháng khi mang thai con.

Tháng thứ nhất

Đối với nhiều người, dấu hiệu mang thai đầu tiên là bị trễ kinh. kèm theo đó, bạn sẽ có các triệu chứng ban đầu khác của thai kỳ là mệt mỏi, bị đầy hơi, chuột rút, tâm trạng thay đổi thất thường, buồn nôn,… mặc dù không phải ai cũng có đầy đủ các triệu chứng này như bạn sẽ có ít nhất 1 trong số chúng khi bắt đầu mang thai.

Tháng thứ 2

Trong tháng thứ hai, các triệu chứng mang thai cũng đã trở nên rõ ràng hơn. ngoài việc bị căng tức ngực, đi tiểu nhiều hơn ra, một số chị em còn bắt đầu xuất hiện dấu hiệu ốm nghén: ợ chua, buồn nôn, sợ mùi… bên cạnh đó, tim của bạn cũng sẽ đập nhanh hơn để bơm máu đến bào thai nên bạn cũng dễ mệt mỏi hơn.

Không phải ai cũng cho bạn biết những

Bước sang tháng thứ 2 của tam cá nguyệt đầu tiên, bạn bắt đầu bị buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và khó thở (Ảnh minh họa).

Tháng thứ 3

Bước đến tháng cuối của tam cá nguyệt đầu tiên, một vài mẹ bầu xuất hiện mụn trứng cá do hormone thay đổi, trong khi đó, các mẹ khác lại trông rạng rỡ hơn cả trước khi mang thai

Đến thời điểm này, bạn đã dễ dàng nhận ra quầng vú của mình phát triển lớn hơn và sẫm màu hơn. Ngực và bụng cũng bắt đầu to ra, tuy rằng chưa đến mức rõ rệt nhưng cũng đã đủ khiến bạn không mặc vừa quần áo vẫn thường mặc. Cảm giác buồn nôn vẫn chưa chịu chấm dứt ở trong tháng thứ 3.

Tháng thứ 4

Lúc này, mọi người đã phát hiện ra bạn có em bé rồi đấy. Ngực của bạn cũng "đồ sộ" hơn vì nó cần chuẩn bị để cho bé bú. Tại thời điểm này, bạn sẽ tăng cân liên tục, trung bình khoảng 400 – 500gram/tuần. Một số vết rạn da cũng xuất hiện đối với mẹ bầu nào tăng cân nhanh.

Cảm giác buồn nôn cũng đã giảm đi rõ rệt, song các vấn đề về tiêu hóa như ợ chua hay táo bón thì vẫn tồn tại. Thêm vào đó, do lưu lượng máu tăng lên nên bạn dễ dàng bị chảy máu nướu răng, chảy máu cam. Đôi khi bạn cũng cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu do những thay đổi trong máu và mạch máu gây ra. Tốt nhất, khi nào thấy quá mệt, thở nhanh, bạn nên nằm nghỉ ngơi.

Tháng thứ 5

Không phải ai cũng cho bạn biết những

Đến lúc này, rất nhiều mẹ bầu phát hiện ra rằng tóc của mình mọc dày và bóng đẹp hơn, móng tay móng chân nhanh dài hơn. Tất cả là do cơ thể tích trữ nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ nhanh chóng thấy có thêm nhiều vết rạn xuất hiện ở bụng, đùi, mông vì da liên tục bị căng giãn ra.

Bên cạnh đó, các triệu chứng của những tháng trước như ợ chua, táo bón, chóng mặt, khó thở, chảy máu mũi hoặc nướu răng, ngực căng tức vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. đã thế, bạn lại còn rơi vào tình trạng "mất não" khi đang mang thai, bạn cứ nhớ nhớ quên quên. nhưng bạn đừng lo lắng vì đây là một hiện tượng bình thường của các mẹ bầu.

Tháng thứ 6

Bước sang tháng thứ 6, bạn sẽ nhận thấy mình có một cái rốn lồi. Song, hãy cứ yên tâm, nó sẽ trở lại như cũ sau khi bạn sinh con xong. Ở tháng cuối của tam cá nguyệt thứ 2, bạn bắt đầu bị khó ngủ, mất ngủ do bị chuột rút và đi tiểu thường xuyên trong đêm. Bạn cũng bị ngứa chân tay hoặc ngứa bụng. Ngực cũng căng tức hơn do nó bắt đầu sản xuất sữa non.

Một số thai phụ còn bị tình trạng cơ thắt giả (Braxton-Hicks). Đây là cách luyện tập cho quá trình chuyển dạ và sinh nở của tử cung. Các cơn co thắt này diễn ra nhanh và không gây đau cho bạn nên nó không phải là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Nhưng bạn nên thông báo cho bác sĩ biết nếu các cơn co thắt đến thường xuyên hoặc khiến bạn bị đau nhé.

Tháng thứ 7

Lúc này bụng của bạn đã rất lớn rồi nên hầu như tất cả các mẹ bầu đều cảm thấy đau lưng. tệ hơn nữa, một số chị em còn bị trĩ trong giai đoạn này. tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy, đau nhức, ợ chua vẫn chưa thuyên giảm. các vết rạn da ngày càng nhiều và rõ rệt hơn. mặc dù chúng ta không thể ngăn các vết rạn xuất hiện nhưng bạn yên tâm là nó sẽ mờ đi đáng kể sau khi sinh.

Không phải ai cũng cho bạn biết những

Ngoài các vấn đề đau lưng, táo bón, mệt mỏi, đau đầu, ợ chua ra, em bé cũng thường xuyên chơi "đá banh" trong bụng của mẹ khiến đôi lúc mẹ đau đến chảy nước mắt (Ảnh minh họa)

Tháng thứ 8

Bây giờ thì bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó thở do bụng đã rất lớn. bạn cũng phải liên tục đứng lên để đi vệ sinh do áp lực từ tử cung đè lên bàng quang. một số triệu chứng ở tam cá nguyệt đầu tiên có thể quay trở lại nhưng các mẹ bầu hãy kiên nhẫn, chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là em bé sẽ chào đời.

Tháng thứ 9

Đây là tháng cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 3. Điều này có nghĩa là bạn chỉ còn phải chịu đựng sự mệt mỏi, khó chịu trong vài tuần nữa. Bên cạnh các vấn đề đau lưng, táo bón, mệt mỏi, đau đầu, ợ chua ra, em bé cũng thường xuyên chơi "đá banh" trong bụng của mẹ khiến đôi lúc mẹ đau đến chảy nước mắt.

Khi sắp đến ngày sinh, em bé sẽ tụt xuống phần dưới của tử cung. Vị trí này giúp con chào đời thuận lợi hơn nhưng cũng gây áp lực lên vùng chậu của mẹ. Và khi bạn thấy mình có chất dịch đặc màu hồng hoặc có một ít máu, nghĩa là nút nhầy chặn cổ tử cung nhằm bảo vệ em bé khỏi vi trùng đã bong ra, cổ tử cung sẽ bắt đầu giãn để chuẩn bị cho việc sinh nở. Hãy đến bệnh viện ngay khi bạn bị vỡ ối hoặc các cơn co thắt tiến đến dồn dập liên tục.

Không chỉ ốm nghén, hành trình mang thai còn khiến các mẹ đối mặt hàng loạt điều kinh khủng này - Ảnh 5.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/khong-chi-om-nghen-hanh-trinh-mang-thai-con-khien-cac-me-doi-mat-hang-loat-dieu-kinh-khung-nay-20201130114802954.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY