“Các cộng sự của tôi ở Hà Nội nhận định hệ thống y tế cộng đồng của Việt Nam rất mạnh. Chính phủ rất nghiêm túc trong phòng chống dịch ở mức cao nhất và có cách tiếp cận toàn bộ chính quyền. Việt Nam rộng mở, sẵn sàng tiếp nhận ý kiến từ CDC, WHO và các đối tác; lắng nghe khuyến nghị của các chuyên gia từ nhiều tổ chức khác nhau; căn cứ vào tình hình thực tế trong nước và từ đó xây dựng bộ hướng dẫn phù hợp của mình.
Việt Nam có khoảng 15 năm tạo nguồn lực cần thiết cho việc truy vết tiếp xúc cũng như năng lực phòng thí nghiệm. Đó là vì sao Việt Nam đang có những thành công”, ông nhấn mạnh.
Công an Hà Nội cho biết thời gian qua nhiều cá nhân đã lợi dụng diễn biến phức tạp của Covid-19 để đăng những thông tin sai sự thật, câu like, câu view. Hành vi này gây nhiễu loạn thông tin, hoang mang trong người dân và khiến công tác phòng chống dịch gặp nhiều khó khăn. Do vậy, Công an Hà Nội sẽ khởi tố hình sự các trường hợp theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Cụ thể, người nào có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, xuyên tạc về tình hình Covid-19 gây dư luận xấu sẽ bị xử lý về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" theo điều 288 bộ luật Hình sự 2015. Khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù. Trường hợp đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống Covid-19 hoặc người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh sẽ bị xử lý về tội Làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. Khung hình phạt cao nhất của tội danh này là 5 năm tù. Tất cả các trường hợp lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây hoang mang dư luận, Công an TP Hà Nội sẽ điều tra, khởi tố theo quy định của bộ luật Hình sự. |