Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Không làm gì nhưng ngày nào cũng thấy mệt: Có thể bạn đã mắc hội chứng mãn tính của hàng triệu người này mà không hay biết

(Tổ Quốc) - Theo nghiên cứu y học của Mỹ, có thể 2,5 triệu người đã mắc Hội chứng này và còn 91% những người khác không hề hay biết tới tình trạng của mình. Sự mệt mỏi của họ bắt nguồn từ căn bệnh, chứ không đơn thuần chỉ là cảm xúc thông thường.

“Không làm gì nhưng luôn thấy rất mệt”, là trạng thái như thế nào?

Nhiều buổi sáng thức dậy, mở mắt ra đã cảm thấy mệt mỏi. Tối về đến nhà, chỉ muốn nằm ườn một chỗ vì cảm giác bã cả người. Ngày cuối tuần chỉ ở nhà nghỉ ngơi, lướt web, xem phim và ăn uống, thế nhưng cũng chẳng thấy thoải mái hoàn toàn.

Rất nhiều người đều từng rơi vào khoảng thời gian như vậy. Rõ ràng không làm gì nhưng cơ thể và tâm trí ngày nào cũng thấy mệt mỏi, vô vị, không có hứng thú.

Nếu có tâm trạng trên trong ít nhất 6 tháng liên tục, rất có thể, bạn đã mắc phải “Hội chứng mệt mỏi mãn tính”. Theo số liệu nghiên cứu y học của Mỹ, tính đến năm 2015, ước tính có 836,000 đến 2,500,000 người Mỹ mắc dạng bệnh này. Tuy nhiên, theo dự tính có 84% đến 91% người vẫn chưa được chẩn đoán, không hề biết gì tới tình trạng của mình.

Dấu hiệu chẩn đoán y học của hội chứng này được quy định rõ ràng: Thời gian mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng, và bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hoạt động bình thường. Đối với mỗi người khác nhau, cảm giác mệt mỏi do hội chứng này đem lại cũng được phân chia thành hai loại khác nhau dưới đây.

1. Loại mệt mỏi “trống rỗng”

Trạng thái này xuất hiện khi chúng đang ở vào lúc nghỉ ngơi, tâm trí trống rỗng, không suy nghĩ bất cứ điều gì mà vẫn cảm thấy cả người cạn kiệt sức lực. Khi đó, tinh thần dễ bị suy sụp, chán nản, cũng không biết làm cách nào để nhiệt tình hơn.

Loại mệt mỏi trống rỗng này thường được bắt nguồn từ hai kiểu tâm lý:

Một là, muốn làm gì đó ý nghĩa, nhưng không thể đạt được. Chẳng hạn như, đặt mục tiêu tiết kiệm tiền nhưng thu nhập không cho phép, muốn làm việc này việc kia nhưng không đủ sức cạnh tranh, muốn thăng tiến cao hơn nhưng năng lực chưa đủ… Vì không đạt được mong muốn, bạn tự thất vọng về bản thân và rơi vào trạng thái chán nản.

Hai là, cảm xúc rất mãnh liệt nhưng biến mất cũng rất nhanh. Thông thường, cảm giác này xuất hiện sau một chuỗi ngày bận rộn, ví dụ như sau khi chạy deadline liên tục thì bỗng được thong thả nghỉ ngơi, lại không biết làm gì để thời gian nghỉ ngơi có giá trị và ý nghĩa hơn, nên cảm thấy trống rỗng.

Hầu như đây đều là do chúng ta lựa chọn sự “trống rỗng”, nhưng cuối cùng phát hiện thì ra trống rỗng không thể xóa giải mệt mỏi.

Không làm gì nhưng ngày nào cũng thấy mệt: Có thể bạn đã mắc Hội chứng mệt mỏi mãn tính, căn bệnh của hàng triệu người mà không hay biết - Ảnh 1.

Thay đổi con người từ trong tâm trí

Bülow (2013) cho rằng, đối với người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong cuộc sống mà nói, cần xây dựng câu chuyện cuộc sống của bản thân cực kỳ quan trọng, nghĩa là coi chúng ta trở thành nhân vật chính của cuộc đời, để viết nên câu chuyện dưới góc độ của người ngoài cuộc (ngôi thứ ba).

Câu chuyện được cấu thành bởi thời gian và địa điểm, nguyên nhân và kết quả, sau đó tiến hành miêu tả và phân tích dựa trên các sự kiện diễn ra, cộng với dòng thời gian tương quan. Như vậy, chúng ta sẽ nhận thấy, rất nhiều chuyện xảy ra là không thể tránh khỏi, lại có những chuyện chỉ là một khả năng có thể mà thôi. Đặt vào trong hoàn cảnh thời gian thì sự hiện diện của nó không quá to tát.

Khi tầm nhìn của bạn trở nên khách quan, bạn có thể nhận thức được bản chất của sự mệt mỏi trong cả thể xác lẫn tâm trí. Bắt đầu tìm hiểu từ “nhân” thì bạn sẽ ngộ ra “quả”. Mọi chuyện diễn ra thuận theo tự nhiên, nếu cần thay đổi, thì phải thay đổi ngay từ cái “nhân” ban đầu đó, chứ bất lực hay chán nản đều không giúp bạn giải quyết vấn đề.

Bên cạnh đó, những người mệt mỏi trong một thời gian dài có thể luyện tập tâm trí bằng các phương pháp củng cố sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như tập yoga, tập hít thở, tập thiền định… Tiêu chuẩn quan trọng nhất của các phương pháp này là một hệ tư duy tích cực. Bạn nên đặt sự tập trung và chú ý vào thời điểm hiện tại nhiều hơn, chứ không âu lo buồn rầu mãi vì quá khứ tiếc nuối hay tương lai vô định. Có như vậy, cảm giác thỏa mãn mới dần dần xuất hiện, giúp bạn tận hưởng cuộc sống tốt hơn, không còn chìm trong uể oải cả ngày nữa.

Theo dõi 700 cặp vợ chồng trong suốt 40 năm, tôi tìm ra 3 vấn đề quan trọng cốt lõi trong hôn nhân: Đổ vỡ hay bền lâu đều phụ thuộc vào điều này!

Phương Thúy

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/khong-lam-gi-nhung-ngay-nao-cung-thay-met-co-the-ban-da-mac-hoi-chung-man-tinh-cua-hang-trieu-nguoi-nay-ma-khong-hay-biet-42020247183150780.htm)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY