Hô hấp hôm nay

Không nên làm gì khi ho?

Ho là một trong những triệu chứng bệnh phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là khi thời tiết luôn thay đổi thất thường và môi trường sống ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay.

Phần lớn các cơn ho sẽ chuyển dần từ cấp tính sang mãn tính mà chúng ta không dễ nhận biết được.Những thói quen không tốt trong lúc đang bị ho cũng khiến cho bệnh trở nên nặng và khó chữa dứtđiểm hơn.

Nếu muốn giải quyết triệt để các cơn ho dai đẳng, bạn cần hạn chế những điều khi bịho dưới đây.

1. Không dùng thức ăn lạnh

Theo các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, bệnh cảm lạnh và ho bình thường có thể xuất phát từ việcdùng những thức ăn lạnh như kem hay đồ uống có đá lạnh.

Mặc dù cho đến hiện nay vẫn chưa có bằngchứng khoa học nào giải thích tại sao thức ăn lạnh lại gây ra và làm cho các cơn trở nên trầm trọnghơn, nhưng các bệnh nhân đang bị ho vẫn thường được khuyên nên tránh xa các món ăn lạnh cho đến khibệnh ho đã đỡ hẳn.

Một trong những lời giải thích thuyết phục nhất cho vấn đề này là các loại đồ uống và thức ănlạnh làm khô lớp thành của hệ thống các ống hô hấp, khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn với tình trạngviêm nhiễm và gây ra phản ứng ho do bị kích ứng.

2. Không ăn quá nhiều vào ban đêm

Một bữa tối no nê hoặc tiêu thụ quá nhiều thức ăn vào ban đêm có thểgây ra những cơn ho cho những người đang bị chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Hệ thống kết nốigiữa các phản ứng co thắt và giãn nở ở các cơ vòng - vốn có tác dụng ngăn ngừa sự trào ngược củathức ăn đi lên thực quản - ở những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường rất kém.

Hậu quả là lượngdịch vị trong dạ dày sẽ chảy ngược về ống thực quản, gây ra cảm giác kích ứng cho lớp thành bêntrong của ống thực quản, khiến người bệnh bị ho.

Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa các cơn ho là bạn nên ăn tối sớmvà cố gắng duy trì khoảng thời gian từ bữa tối đến giờ đi ngủ tối thiểu là 2 giờ.

3. Không nằm thẳng khi ngủ

Tư thế ngủ cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra các cơn ho vàoban đêm, đặc biệt là khi bạn đang bị ho có đờm. Khi bạn nằm ngủ, tất cả phần dịch và nước nhầy tíchtụ trong ngày sẽ chảy xuống họng khiến cho cổ họng bị kích thích.

Do đó, nếu đang bị ho, nằmnghiêng một bên là tư thế ngủ phù hợp nhất để hạn chế những cơn ho vào ban đêm.

4. Không ăn các món chiên hoặc chứa nhiều dầu mỡ

Những món chiên luôn chứa nhiều dầu và đây chính là một trong nhữngnguyên nhân gây ho khá phổ biến. Các món được chiên trong dầu nóng sẽ làm sinh ra một hợp chất cótên là acrolein.

Chúng hoạt động như một tác nhân gây dị ứng, làm thúc đẩy cảm giác muốn ho và còngây ngứa rát ở họng. Vì vậy, cần tránh tiêu thụ nhựng món chiên hoặc thức ăn chứa nhiều dầu mỡ khibạn đang bị ho.

5. Không hút Thu*c lá

Hút Thu*c lá là một trong những nguyên nhân gây ho ở những người đangbị bệnh viêm phế quản. Không chỉ gây kích ứng lớp niêm mạc ở thành cổ họng, hút Thu*c còn làm trìhoãn quá trình phục hồi của bệnh và làm tăng nguy cơ ung thư.

Nếu bạn không hút Thu*c lá thì cũngđừng quên rằng việc ngửi khói Thu*c tỏa ra từ những người hút Thu*c (hút Thu*c lá thụ động) cũngnguy hiểm tương tự.

6. Không dùng những loại đồ uống có chứacaffeine

Những người bị ho do bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay chứng dưa-xít trong dạ dày nên tránh tiêu thụ những loại đồ uống có chứa caffeine trong giai đoạn bị bệnh.

Mặc dù nhóm đồ uống này có tác dụng làm dịu cơn ho tạm thời nhưng thực chất, chúng lại làm cho cáccơ vòng ở thực quản bị giãn nở rộng, khiến lượng a-xít từ dạ dày trào ngược lên thực quản nhiềuhơn.

7. Không làm việc quá sức

Mặc dù ho không phải là một bệnh quá nặng và buộc bạn phải nghỉ làmviệc, nhưng điều này cũng không có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục vùi đầu vào công việc mặc cho các cơnho ngày càng trở nên dồn dập hơn.

Ho là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có những bất ổn và vì vậy,bạn cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để hệ thống miễn dịch có đủ thời gian phục hồi vàkhỏe khoắn trở lại. Như vậy, cơ hội khỏi bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn.

Theo Hồng Xuân - Phụ nữ TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khong-nen-lam-gi-khi-ho-n191435.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY