Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong mùa đông - xuân, không để dịch chồng dịch

(HNMO) - Bộ Y tế vừa có Công văn hỏa tốc số 9963/BYT-DP về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh mùa đông - xuân năm 2021-2022 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(HNMO) - Bộ Y tế vừa có Công văn hỏa tốc số 9963/BYT-DP về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh mùa đông - xuân năm 2021-2022 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo đó, thời gian gần đây, sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội đã có một số lượng người dân di chuyển về các địa phương từ vùng dịch covid-19. thêm vào đó, trong thời gian tới, với điều kiện khí hậu mùa đông - xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, do đó, nguy cơ dịch bệnh bùng phát là rất lớn nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Để chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa đông - xuân năm 2021-2022, không để "dịch chồng dịch", bộ y tế (cơ quan thường trực ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch covid-19) đề nghị chủ tịch ubnd các tỉnh, thành phố chỉ đạo ubnd các cấp thực hiện nghiêm nghị quyết 128/nq-cp ngày 11-10-2021 của chính phủ về "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch covid-19" và quyết định số 4800/qđ-byt ngày 12-10-2021 của bộ y tế, đồng thời, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông - xuân năm 2021-2022, trong đó chú trọng đến vùng sâu, vùng xa, nơi có ổ dịch cũ và có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.

Cũng theo Bộ Y tế, các địa phương cần chủ động xây dựng kịch bản chi tiết đáp ứng với các tình huống dịch bệnh, trong đó, chuẩn bị sẵn sàng thiết lập các trạm y tế lưu động ngay tại xã, phường, thị trấn, ở những nơi dịch bùng phát, bảo đảm về Thu*c điều trị, trang thiết bị y tế; khoanh vùng, cách ly được thực hiện trên phạm vi hẹp nhất có thể; tiếp tục "thông điệp 5K" và đề cao ý thức phòng, chống dịch của người dân. 

Bộ Y tế cũng yêu cầu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết, tiếp tục triển khai chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn nguy cơ cao, đặc biệt tại các công trường xây dựng, nhà trọ. Đối với các bệnh có vắc xin phòng như: Sởi, rubella, ho gà, các địa phương cần khẩn trương triển khai công tác tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm chủng, bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt ít nhất 95% theo quy mô xã, phường.

Đối với Sở Y tế các địa phương, Bộ Y tế yêu cầu triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng, đồng thời, tập trung triển khai công tác tiêm chủng; tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất T* vong ở người do dịch bệnh.

"Đối với các cơ sở giáo dục, các trường học cần triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh, đồng thời, phối hợp quản lý tốt sức khỏe học sinh, cán bộ, giáo viên, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học", Bộ Y tế nêu rõ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1018235/kiem-soat-benh-truyen-nhiem-trong-mua-dong---xuan-khong-de-dich-chong-dich)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh quai bị thường xuất hiện vào mùa đông - xuân và có thể gây thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi học đường và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, các bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết nắng nóng và paracetamol là Thu*c thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này.
  • Thời gian qua, cả nước xảy ra nắng nóng kéo dài, đặc biệt miền Trung có ngày nóng tới 40 - 41oC. Nắng nóng làm cơ thể chúng ta mệt mỏi, rã rời, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị cảm nắng, sốt…
  • Bạn hãy cẩn thận với những món ăn lạ trên đường du hí nhé bởi nếu bị đau bụng thì sẽ mất vui cả chuyến đi.
  • Đây là cách ăn mà người ăn được người khác nhai mớm cho trẻ. Cách ăn này không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở nhiều nơi...
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN, mỗi năm VN có 3,5 triệu người mắc các bệnh như cúm, tả, thương hàn, sốt xuất huyết và viêm màng não.
  • Uống một ly nước chanh không chỉ giúp bạn giải khát mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất, qua đó ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm.
  • Đất nước Sudan, nơi phải chịu chiến tranh kéo dài tàn phá đang phải đối mặt với sự hoành hành của các bệnh truyền nhiễm.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY