Ngày 22/9, BV Nhân dân 115 đã tổ chức chương trình chăm sóc, giáo dục sức khỏe để giải đáp những khúc mắc thường gặp cho bệnh nhân xung quanh 2 chủ đề chính: Yếu tố nguy cơ đột quỵ và Tầm quan trọng của việc kiểm soát biến thiên huyết áp”.
Gia đình có người bị tăng huyết áp, bạn chớ lơ là!
Đây là một trong những thông tin quan trọng được BS.CK2 Tạ Phương Dung - Trưởng khoa Nội thận - Miễn dịch ghép nhấn mạnh trong phần chia sẻ “Tầm quan trọng trong việc kiểm soát biến thiên huyết áp” với người bệnh và thân nhân trong chương trình.
Bởi di truyền là một trong yếu tố nguy cơ rõ ràng của bệnh tăng huyết áp. Do đó, nếu tiền sử gia đình có người gặp phải căn bệnh được mệnh danh “kẻ Gi*t người thầm lặng” này thì cần phải tầm soát tăng huyết áp, không được chủ quan vì tăng huyết áp tiên phát có đến 95% không xác định được nguyên nhân.
Đối với các trường hợp cao huyết áp thứ phát thì có rất nhiều căn nguyên nhân gây ra như: tại thận (xơ vữa động mạch thận, thận đa nang, bệnh lý cầu thận...), mạch máu (hẹp ep động mạch chủ, hẹp động mạch thận do xơ vữa…), nhu mô thận (suy thận), nội tiết (u tủy thượng thận, hội chứng cushing…), dùng Thu*c ngừa thai hoặc một số Thu*c cảm…
Tăng huyết áp gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề ở tim, mắt, não, thận và các mạch máu lớn, từ đó gây tàn phế cho người bệnh và thậm chí có thể gây Tu vong cho họ.
Đông đảo người tham dự là bệnh nhân, thân nhân đang điều trị, chăm sóc tại BV Nhân dân 115
BS Dung dẫn lại kết quả điều trị tổng kết chương trình quốc gia phòng chống Tăng huyết áp của Hội tim mạch Việt Nam 2016 cho thấy tại Việt Nam có đến 47.3% người trên 25 tuổi bị mắc huyết áp. Tuy nhiên, trong con số này có hơn 60% biết bị tăng huyết áp và điều trị nhưng chỉ có 31,3% là huyết áp được kiểm soát.
Đây là con số đáng báo động. Mặc dù nguy hiểm nhưng lại khó phát hiện bởi chỉ có một số ít bệnh nhân thấy có những triệu chứng gợi ý như: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, cảm giác như có “ruồi bay” trước mắt, mặt đỏ bừng… Rất nhiều bệnh nhân tăng huyết áp mà không hề có các triệu chứng cảnh báo nào. Khi tình cờ khám bệnh hoặc khi đã có biến chứng nặng thì mới biết đến bệnh tăng huyết áp.
Chính vì vậy, BS Dung khuyến cáo với người tham dự nên trang bị máy đo huyết áp tại nhà, vì sự tiện dụng và chi phí không quá cao, người bệnh có thể tự đo mà không cần đến bệnh viện.
BS.CK2 Tạ Phương Dung - nữ trưởng khoa Nội thận - Miễn dịch ghép có gần 27 năm gắn bó với ngôi nhà chung mang tên BV Nhân dân 115
“Để biết tăng huyết áp hay không bà con có thể nhìn vào các con số hiển thị trên máy đo, số trên là huyết áp tâm thu đánh giá áp lực của động mạch khi tim co, số dưới là huyết áp tâm trương cho biết áp lực của động mạch khi tim giãn. Khi HA tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc HA tâm trương (HA tối thiểu) ≥ 90mmHg thì tức là đã bị tăng huyết áp rồi đấy.
Với người già, dạng tăng huyết áp phổ biến là tăng áp tâm thu đơn thuần, chỉ số huyết áp tâm tâm trên 160mmHg” - vị nữ trưởng khoa hướng dẫn.
Bên cạnh đó, tình trạng số đo huyết áp thay đổi, không có định mà dao động thường xuyên sau mỗi lần đo là mối lo ngại của nhiều người. BS Dung cho biết, đây gọi là biến thiên huyết áp. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp mà có mức biến thiên huyết áp qua các lần khám, hoặc biến thiên huyết áp trong ngày càng nhiều thì khả năng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não càng cao.
Với những trường hợp này, người bệnh sẽ được quan sát suốt 24 giờ với thiết bị theo dõi huyết áp ngoại trú để kiểm tra các con số trồi sụt ra sao, vào thời điểm nào trong ngày. Do đó, người bệnh cần tránh những biến động tâm lý, cảm xúc, môi trường, công việc, hoạt động. Thận trọng khi dùng những Thu*c hay chất có thể làm huyết áp tăng hay giảm.
Như vậy, những thay đổi số đo huyết áp có thể là hiện tượng bình thường, nhưng cũng có thể là nguy cơ biến cố tim mạch cho người bị bệnh tăng huyết áp hay không, do tùy kiểu biến thiên huyết áp ra sao, điều này cần được đánh giá đúng bởi thầy Thu*c chuyên khoa.
Các cô bác tham dự chương trình ghi lại đầy đủ, chi tiết hướng dẫn của bác sĩ
“Ngày nay, có nhiều nhóm Thu*c giúp huyết áp ổn định trong ngày như: nhóm Thu*c lợi tiểu, nhóm Thu*c ức chế canxi, nhóm Thu*c ức chế men chuyển, nhóm Thu*c ức chế thụ thể Angiotensin, nhóm Thu*c ức chế beeta giao cảm, nhóm Thu*c ức chế alpha giao cảm. Tùy tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định thích hợp, người bệnh không nên tự ý uống Thu*c, không sử dụng toa Thu*c của người khác để áp dụng cho mình cho dù xuất hiện các triệu chứng giống nhau, cùng một thời điểm.
Chẳng hạn, người có bệnh phổi như hen suyễn hoặc nhịp tim chậm (<60 lần/ phút) thì không nên sử dụng Thu*c ức chế bêta. Nhưng Thu*c ức chế bêta lại có lợi hơn ở những bệnh nhân huyết áp cao kèm theo thiếu máu cơ tim mà nhịp tim nhanh. Hay người có suy tim, suy thận thì Thu*c ức chế men chuyển có lợi hơn. Thu*c ức chế canxi Dihydropyridine (verapamil, diltiazem) có tác dụng tốt cao huyết áp kèm bệnh mạch vành, nhưng làm chậm dẫn truyền và suy giảm sức bóp của tim, do đó cần thận trọng với blốc A-V và suy tim” - BS Dung cho biết.
Đột quỵ là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo người tham dự
Đột quỵ đến như một cú sốc, không lường trước được
Như đã nói ở trên, biến chứng của tăng huyết áp nếu không được điều trị và kiểm soát là rất nguy hiểm. Nhất là tại não, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu não và chảy máu não, đứt mạch máu não… gây liệt nửa người.
Đây cũng là phần chia sẻ tiếp theo của BS.CK2 Đàm Thị Cẩm Linh - Phó Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 qua chủ đề “Yếu tố nguy cơ gây đột quỵ”.
BS.CK2 Đàm Thị Cẩm Linh - Phó Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115
Đột quỵ thường đến như một cú sốc, đột ngột và không lường trước được. Đột quỵ có thể làm thay đổi cuộc sống của người bệnh sau đó và thậm chỉ là cả người thân.
Ngoài tăng huyết áp thì bệnh lý tim mạch (rung nhĩ, bệnh van tim và cơm tim bẩm sinh…), hẹp động mạch cảnh là những nguyên nhân khiến nguy cơ đột quỵ tăng lên gấp đôi. Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh, thường xuyên hút Thu*c lá, uống rượu nhiều, lạm dụng Thu*c, béo phì, ăn nhiều muối… sẽ khiến đột quỵ có cuộc “ghé thăm” đầy bất ngờ.
BS Linh cho biết: “Đột quỵ được chia làm 2 loại là đột quỵ do thiếu máu não và đột quỵ do xuất huyết não. Trong đó, nhồi máu não là do cục máu đông tại chỗ của động mạch não hay cục máu đông từ xa chuyển đến gây tắc động mạch não. Còn xuất huyết não là do vỡ mạch máu não làm máu chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất”.
Đột quỵ não mặc dù là căn bệnh gây Tu vong hàng thứ 3 và đứng hàng đầu về tàn phế nhưng nếu được nhận biết, can thiệp kịp thời thì khả năng cứu sống và quay trở lại cuộc sống bình thường là rất lớn.
BS Linh đã đưa những dẫn chứng cụ thể ngay tại Khoa Bệnh lý mạch máu não của bệnh viện, có người bị đột quỵ và may mắn đưa đến bệnh viện trong “thời gian vàng” 4,5 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng đã được tiêm Thu*c tiêu sợi huyết, ngay ngày hôm sau bệnh nhân đã có thể đi lại, sau đó xuất viện, sinh hoạt và làm việc bình thường.
Vậy những triệu chứng nhận biết đột quỵ đó là gì? Khi một người đang khỏe mạnh bỗng nhiên bị méo miệng, nói khó hay không nói được, yếu liệt tay chân 1 bên, mất thị lực (đặc biệt là một mắt), chóng mặt và mất thăng bằng thì cần gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có máy chụp CT gần nhất.
Lúc này, người nhà không nên để bệnh nhân té ngã, chấn thương mà để nằm nghiêng qua 1 bên nếu có nôn ói, móc hết đàm nhớt để dễ thở, trường hợp có răng giả thì cần tháo ra. Mọi người cần nhớ không tự ý cho uống, nhỏ Thu*c hạ áp hay bất kỳ Thu*c nào khác, nhất là không được cạo gió, cắt lễ và không nên để nằm chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không. Vì như vậy sẽ bỏ qua thời gian vàng trong điều trị đột quỵ, khả năng để lại di chứng cao và khó phục hồi.
Hội trường bệnh viện sôi nổi hơn khi BS Linh nhắc đến vắc xin ngừa đột quỵ. Bà cho biết, đây là câu hỏi mà các bác sĩ của bệnh viện rất thường gặp và phải giải thích hầu như là mỗi ngày. BS Linh nhấn mạnh với người tham dự: “Hiện nay, đột quỵ chưa có Thu*c ngừa. Do đó, mọi người không nên nghe lời đồn thổi mua các loại Thu*c chưa rõ nguồn gốc gây hại sức khỏe.
“Hiện, y học chưa có vắc xin ngừa đột quỵ nhưng chúng ta có thể chống lại căn bệnh nguy hiểm này. Bằng cách điều trị những bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ, hẹp động mạch cảnh có triệu chứng, phát hiện sớm và điều trị bệnh tim. Bên cạnh đó, cần chú trọng việc khám sức khỏe định kỳ hơn, 3-6 tháng 1 lần, nếu có bệnh cần điều trị và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Song song với đó là có chế độ ăn lành mạnh với thực đơn nhiều rau xanh, trái cây, giảm lượng muối (2g/ ngày), không uống quá 1 lon bia mỗi ngày, cai Thu*c lá, giảm stress và duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp” - BS Linh chia sẻ.
Trong chương trình, bên cạnh những thông tin bổ ích về tăng huyết áp và đột quỵ, để giúp người tham dự nhớ lâu hơn các kiến thức, BS.CK2 Tạ Phương Dung và BS.CK2 Đàm Thị Cẩm Linh đã đặt câu hỏi và dành tặng những phần quà cho người có câu trả lời chính xác.
Ngoài ra, phần cuối chương trình, 2 chuyên gia còn dành nhiều thời gian để giải đáp các thắc mắc của người tham dự:
Nên đo huyết áp vào thời điểm nào?
BS.CK2 Tạ Phương Dung: Huyết áp được đo buổi sáng khác với buổi tối và thay đổi tại các thời điểm trong ngày. Để theo dõi, nên đo huyết áp đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày khi cơ thể đang trong trạng thái thư giãn nghỉ ngơi. Chẳng hạn, sáng thứ 2 khi vừa thức giấc, việc đầu tiên là đo huyết áp thì sáng thứ 3, 4, 5, 6, 7, chủ nhật cũng phải như vậy. Hơn nữa, kết quả đo huyết áp một lần chưa đủ cho việc chẩn đoán bệnh một cách chính xác mà cần tiến hành đo nhiều lần. Ông Nguyễn Văn Hinh (SN 1955) đặt câu hỏi cho BS.CK2 Tạ Phương DungBác sĩ khuyên nên giảm ăn muối, vậy dùng nước mắm thay thế được không?
BS.CK2 Tạ Phương Dung: Giảm lượng gia vị mặn không chỉ có muối mà còn có nước mắm, bột canh… Đồng thời cũng hạn chế các thức ăn mặn như tương, chao, mắm các loại, dưa cà muối, trứng muối, cá khô và các thức ăn chế biến sẵn như cháo, mì ăn liền, giò chả. Theo khuyến cáo người bình thường có thể ăn 6g muối mỗi ngày nhưng người có bệnh thận, tim mạch, huyết áp thì chỉ nên sử dụng 2 - 2,3g, lượng muối này chỉ như đầu ngón tay hoặc bằng chiếc muỗng loại nhỏ hay ăn sữa chua. Để bắt đầu với việc ăn nhạt, mọi người có thể giảm lượng muối từ từ, mỗi ngày cố gắng từng chút một sẽ tạo thành thói quen.
Hẹp động mạch cảnh trái phải 40%, rối loạn mỡ máu, có cần can thiệp?
BS.CK2 Đàm Thị Cẩm Linh: Hẹp động mạch cảnh trên 70% mới có chỉ định can thiệp nội mạch, nếu dưới mức này thì chỉ cần theo dõi, điều trị rối loạn mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ. |
Theo Phương Nguyên - Bệnh viện Nhân dân 115