Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Kiểm soát thời gian của bản thân thay vì để nó kiểm soát mình với 5 kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả

Có vẻ như chúng ta đang dành 24/7 thời gian chỉ để chạy theo những điều ta cho là cơ bản nhất. Những gì chúng ta làm được dường như chẳng bao giờ là đủ và có vẻ như bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian cho mọi việc. Điều quan trọng để thoát được cái bẫy của thời gian là bạn cần phải kiểm soát thời gian của bản thân thay vì để nó kiểm soát chính mình.

Quản lý thời gian là quá trình lên kế hoạch và tổ chức thời gian cho từng hoạt động cụ thể, chi tiết từng bước cho đến khi hoàn thành mọi mục tiêu đề ra. Quản lý thời gian cũng là một kỹ năng sống không thể thiếu tạo nên những người thành công. Đặc biệt là những người bận rộn phải cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình, công việc và các mối quan hệ.

Một nghiên cứu cho thấy những người chịu áp lực về thời gian nhưng lại nắm quyền kiểm soát thời gian của mình thường tận hưởng cuộc sống vui vẻ hơn, không cảm thấy bị quá tải và ít căng thẳng hơn so với những người cũng bận rộn như vậy nhưng luôn cảm thấy ít hoặc không kiểm soát được thời gian.

Dưới đây là 5 gợi ý giúp bạn có thể kiểm soát và quản lý thời gian của bản thân tốt hơn.

1. Đặt ra sự ưu tiên

Bước đầu tiên để bạn có thể kiểm soát tốt thời gian của mình là hãy nghĩ về về các mục tiêu lớn trong cuộc sống của bạn. Hãy xem xét điều gì là quan trọng nhất đối với bạn. Khi đã xác định được rõ ràng về các ưu tiên và mục tiêu của bản thân, bạn có thể sử dụng nó làm cơ sở cho việc lập kế hoạch về thời gian và cam kết của mình.

2. Thực tế về những gì bạn có thể thực hiện

Giống như hầu hết tất cả mọi người, bạn thường có xu hướng đánh giá quá cao những gì bản thân có thể làm được. Nhưng bạn quên mất rằng khi cơ thể mệt mỏi hay tự dưng có một vài việc chi phối, hiệu quả của công việc sẽ giảm thậm chí buộc phải dừng lại. Hãy đưa ra ước tính ban đầu về thời gian thực hiện một nhiệm vụ và sau đó tăng lên ít nhất 25% để bắt đầu tiến hành. Xem công việc diễn biến như nào rồi điều chỉnh lên xuống sao cho phù hợp.

3. Hạn chế sự gián đoạn

Hạn chế tần suất gián đoạn là chìa khóa quan trọng để hoàn thành công việc. Điều này đặc biệt khó nếu bạn đang có con nhỏ. Nếu bạn đang ở trong văn phòng làm việc, bạn có thể sẽ bị gián đoạn bởi các đồng nghiệp muốn trò chuyện hoặc những cuộc trao đổi.

Tin nhắn hoặc email có thể liên báo. Hiển nhiên, bạn không thể tránh hoàn toàn được sự gián đoạn này nhưng cũng có thể làm một số việc để hạn chế. Chẳng hạn, đeo tai nghe, đóng cửa văn phòng (nếu có thể), tắt thông báo trên điện thoại và máy tính khi nhận email. Nếu không thể làm việc ở nhà, hãy rời khỏi nhà và làm việc trong thư viện hoặc quán cà phê yên tĩnh nào đó.

4. Nói "không" với những cam kết ngoài lề không phục vụ cho mục tiêu quan trọng của bạn

Hầu hết chúng ta thường có xu hướng thích nói "Có" hơn là "Không" với những người mà chúng ta quan tâm hoặc tin tưởng. Tuy nhiên, việc ưu tiên các mục tiêu quan trọng có nghĩa là chấp nhận bỏ đi một số điều bạn muốn. Nếu nghĩ rằng bản thân có thể bỏ qua khi bạn nói "Không", hãy tập trung vào những gì bạn có thể đạt được với khoảng thời gian này. Đặt ra ranh giới với những người khác là một phần quan trọng trong việc đối phó với căng thẳng.

Vì vậy, trước khi cam kết, hãy nghĩ đến tầm quan trọng của nhiệm vụ hoặc vai trò trong danh sách ưu tiên của bạn và chỉ nói "Có" nếu việc đó nằm trong vùng ưu tiên.

5. Ngưng chần chừ

Thực tế là chúng ta luôn có lý dó cho sự trì hoãn. Tuy nhiên, nếu nhiệm vụ đó khó khăn hay nhàm chán, hãy suy nghĩ về tầm quan trọng của nó đối bạn và gia đình.

Giặt quần áo là một công việc vô cùng tẻ nhạt nhưng cần thiết. Với trường hợp này, tốt nhất hãy lên lịch cụ thể làm việc đó mỗi ngày để hình thành thói quen. Sau cùng, não bộ của bạn sẽ tự động hoá thói quen và cảm thấy như nó là một phần của cuộc sống bình thường. Giặt giũ nhiều lần trong một tuần có nghĩa là bạn chỉ làm việc đó trong một hoặc hai giờ và sau đó có thể tiếp tục với những thứ mình thích.

Bạn có thể thỏa thuận với chính bản thân mình rằng bạn sẽ nghỉ ngơi và xem chương trình yêu thích sau khi thực hiện xong một số nhiệm vụ. Hoặc quyết định tập thể dục trước tiên để lấy lại năng lượng. Hãy hình dung ra kết quả mong muốn (như không gian sống trong lành hoặc cảm giác thỏa mãn sau khi hoàn thành công việc) để động viên bản thân.

Nếu bạn luôn cảm thấy mình không có đủ thời gian thì đã đến lúc kiểm soát lại mọi thứ rồi đó. Xác định nhu cầu thời gian nào nằm ngoài tầm kiểm soát và bạn có những sự lựa chọn nào. Sau đó, hãy chọn điều tốt nhất cho bản thân.

Để đạt được những mục tiêu quan trọng nhất, bạn cần lên kế hoạch, bỏ qua mọi thứ, ngừng trì hoãn, động viên bản thân, chú ý hơn tới những cam kết của mình. Dù bạn đang làm gì đi chăng nữa, hãy nhớ rằng những phần thưởng sẽ có giá trị khi đạt được thành tích cao hơn, ít căng thẳng hơn và tâm bình thản hơn.

An Chi

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/kiem-soat-thoi-gian-cua-ban-than-thay-vi-de-no-kiem-soat-minh-voi-5-ky-nang-quan-ly-thoi-gian-va-to-chuc-cong-viec-hieu-qua-20200702155606341.chn)

Tin cùng nội dung

  • Anh đã ly dị. Về hình thức, trông anh rất trẻ, ai mới gặp chỉ đoán anh mới 35 tuổi. Tuy vậy có một vấn đề là anh hơi yếu về “chuyện ấy” trong khi em lại là người có nhu cầu cao hơn và thường xuyên đòi hỏi. Anh nói do công việc bận nên anh hơi mệt, nhưng bọn em còn chưa cưới nhau, đáng lẽ ra cả hai đ
  • Duy trì mối quan hệ hạnh phúc và luôn thú vị qua năm tháng là điều rất khó nhưng không phải là không thể.
  • Phụ nữ, dù là khi yêu hay đã kết hôn thì điều khiến họ trăn trở nhất vẫn là làm sao để giữ chân được người đàn ông của mình mãi mãi. Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp chị em thỏa mãn ước muốn này.
  • Nhà tư vấn tâm lý Gerald Rogers đã viết bài báo này vào khoảng thời gian nặng nề nhất của cuộc ly hôn của mình. “Sau khi đánh mất người phụ nữ mà mình đã vô cùng yêu thương, 16 năm hôn nhân tan thành bụi, tôi mới cảm thấy tiếc rằng đã không nghĩ tới những điều này sớm hơn”.
  • Nếu chàng và bạn vẫn thường xuyên làm những việc này với nhau, chắc chắn mối quan hệ của bạn sẽ luôn mặn nồng như đang ở giai đoạn trăng mật.
  • Khi trẻ vừa có lịch học khá dày ở trường lại vừa tham gia tập luyện thể thao, chế độ dinh dưỡng như thế nào sẽ phù hợp?
  • Hãy đến các phòng hồi sức, cấp cứu, phòng mổ của hàng trăm bệnh viện, để thấy hàng chục nghìn trường hợp bệnh nặng được cứu sống mỗi ngày. Hãy đếm những đêm trực không ngủ, những n
  • Không biết cách đi xe đạp, bơi lội và buộc dây giày, trẻ em ngày nay dường như làm chủ các trò game giỏi hơn kỹ năng sống cần thiết.
  • Mỗi kỹ năng sống giống như một cái cây: phải gieo hạt mới có, phải vun tưới mới nảy mầm, phải chăm sóc đúng mới xanh tươi. Khi huấn luyện cho con được kỹ năng nào đó, là mới chỉ xong phần “gieo hạt”.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY