Tâm linh hôm nay

Kinh Kim Cang: Xuất xứ và ý nghĩa

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa thuộc quyển thứ 577 của bộ Đại Bát Nhã Ba la mật 600 quyển và thuộc hội thứ 9 trong 16 hội. Kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm Kinh là tóm gọn những thâm ý áo nghĩa của toàn bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

 Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông

Kinh kim cang bát nhã ba la mật đa thuộc quyển thứ 577 của bộ đại bát nhã ba la mật 600 quyển và thuộc hội thứ 9 trong 16 hội. địa điểm giảng kinh kim cang ở tại khu vườn của trưởng giả cấp cô độc (anathapindika), phía nam kinh thành xá-vệ (sravasti), trung ấn độ. lúc ấy ở trung quốc, nhằm triều đại nhà châu, vua mục vương năm thứ 9.

Kinh kim cang bát nhã ba la mật đa (vajra-prajnaparamita sutra) do ngài cưu-ma-la-thập (kumarajiva)dịch từ phạn ra hoa. hòa thượng thích trí tịnh dịch từ hoa ra việt ngữ. kinh kim cang và bát nhã tâm kinh là tóm gọn những thâm ý áo nghĩa của toàn bộ đại bát nhã 600 quyển.

Hạnh Bồ Tát và Kinh Kim Cương

Ý nghĩa tên Kinh Kim Cang

Tựa đề kim cang bát nhã ba la mật được chia làm bốn phần như sau: 1) kim cang (vajra), 2) bát nhã (prajna), 3) ba la mật (paramita), và 4) kinh (sutra)

1) kim cang (kim cương): là một loại khoáng chất từ tinh hoa của đất đá. theo địa lý học 2, nguồn gốc của kim cương là chất lỏng nóng từ núi lửa chảy ra, gặp khí hậu lạnh kết lại thành đá và trải qua một thời gian rất lâu từ 1 đến 3.3 triệu năm, mới kết tinh lại thành chất kim cương trong sán góng ánh như pha lê. dr. friedrich mohs nói rằng quá trình hình thành rất lâu năm nên kim cương có độ cứng chắc là 10 trong khi các loại đá khác thì độ cứng chắc chỉ từ 1 đến 93. do đẹp như pha lê, bền chắc hoàn hảo và rất khó kết thành nên kim cương rất quý giá và hiếm có trên thế gian. vì những tính chất ưu tú này, đức phật đã mượn để đặt tên kinh là kinh kim cương.

Kim Cương chắc cứng bền vững là ý nói dù trải qua trăm kiếp nghìn đời, lưu chuyển trong sáu cõi của trời, người, a tu la, súc sinh, ngạ quỉ và địa ngục nhưng tính giác, tính hay biết của chúng ta vẫn không tan hoại hay biến mất. Kim cương trong sáng như pha lê là biểu tượng tính Phật sáng suốt thanh tịnh của chúng ta sẽ chiếu phá các màn lưới vô minh, tham ái, giận hờn, ích kỷ của thất tình, lục dục, từ vô thủy kiếp đến nay. Kim cương quý giá như vua của các loại đá là ý nói tâm của chúng ta quý giá hơn bất cứ những của cải vật chất, nhà cửa, danh lợi trên thế gian này.

Sự kỳ lạ của Kinh Kim Cang

2) Bát nhã là trí tuệ

3) ba la mật là phiên âm tiếng phạn, trung hoa dịch làđáo bỉ ngạn, nghĩa là đến bờ kia. chúng ta đang lặn hụp trong biển khổ phiền não, kinh kim cang này có khả năng giúp chúng ta vượt qua tam tai, bát nạn và các khổ của sáu loài để đến bờ giải thoát an lạc.

4) Kinh là lời Phật dạy hợp với chân lý (khế lý) và hợp với căn cơ thính chúng (khế cơ) trong tất cả mọi không gian và thời gian.

Kinh kim cang bát nhã ba la mật này công đức vô biên không thể nghĩ bàn bởi vì kinh này nói đến pháp lớn, công đức lớn, tức tính kim cang bát nhã. kinh kim cang nói về bản tính ở khắp mười phương pháp giới, không có ngần mé gọi là vô lượng vô biên. nói về không gian, tính kim cang là vô cùng, vô tận. nói về thời gian, tính kim cang không sinh không diệt, không có quá khứ, hiện tại, vị lai. bởi tính kim cang bát nhã có chức năng vượt không gian và thời gian như vậy, cho nên nếu sống với nó, chúng ta cũng được công đức vô cùng, vô tận suốt không gian, khắp thời gian ba thời. do đó, ai trở về với tính kim cang này thì công đức cũng không thể nghĩ bàn. bởi vì tính này rộng lớn như vậy, cho nên như lai nói những người nào tin và sống được với tính này là những người thích tu pháp lớn, công đức lớn, là những người phát tâm lớn, phát tâm đại thừa.

Gươm báu trao tay hay câu chuyện về sức mạnh của Kinh Kim Cang

Chúng ta còn là chúng sinh nhưng nếu chúng ta hiểu được, tin được, cầu sống với tính kim cang chân không bát nhã thì gọi là phát tâm đại thừa, tối thượng thừa. tiểu thừa là cổ xe nhỏ, chở mình ra khỏi lửa sinh già bịnh ch*t. đại thừa là cỗ xe lớn, chở được nhiều người. chúng ta có lòng chẳng những muốn cho mình mà những người khác cũng hưởng được sự giải thoát an vui như mình. chúng ta có tâm rộng, mong cho mọi người hưởng được những quả báu tốt đẹp như mình, tức là chúng ta phát tâm thực hành hạnh đại thừa. phát tâm tối thượng thừa là cỗ xe đi xa lắm, đi tới cùng tận cho đến thành phật quả, tức là phát tâm cầu thành phật, khiến cho trí tuệ khai mở đến rốt ráo. kinh kim cang bát nhã ba la mật này là pháp tối thượng thừa viên đốn (vượt cả tiểu thừa và đại thừa), là kim chỉ nam của nhà thiền triệt để mạnh mẽ phá các chấp thủ về tướng, giúp chúng ta trực thẳng chân tâm, thấy tính thành phật.

>Xem thêm video: "Biểu tượng hoa đăng trong Phật giáo":

Thích Nữ Giới Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/kinh-kim-cang-xuat-xu-va-y-nghia-d42321.html)

Tin cùng nội dung

  • Có nhiều cách thức để chúng ta tiếp cận với kinh điển. Chúng ta đọc kinh như một tác phẩm văn học để tìm ra những biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng, hay đọc kinh để hiểu những phạm trù triết học, những tư tưởng ẩn áo mà kinh hàm chứa, v.v…
  • Tâm khiêm hạ thì “gặp” được, cái gốc của tín tâm với đại đạo cực giản dị: chúng sinh và Phật chẳng phải hai, niệm Phật là nhân, thành Phật là quả, như vậy mà thôi!
  • Ngũ giới trong sạch được ví như vũ khí kim cang của cư sỹ, khiến cho họ không sợ hãi, không sợ ch*t trước hiểm nguy, khiến cho quỷ thần kính nể, ác ma không thể quấy phá và thậm chí hàng phục ác quỷ Dạ xoa. Ngũ giới trong sạch là vũ khí tối thượng hơn tất cả các loại vũ khí nào khác.
  • Sinh tử hay sống ch*t, phiền não hay Bồ-đề, thiên đàng hay địa ngục, khổ vui, mê ngộ, … chỉ là những trò chơi đuổi bắt bất tận của những ý niệm nhị nguyên với tâm thức chứa đầy ngã tưởng và phi ngã tưởng; pháp tưởng và phi pháp tưởng.
  • Kinh Kim Cang là kinh rất phổ biến, ai cũng biết đến. Khóa này khi giảng kinh Kim Cang tôi cũng không thêm gì nhiều. Vậy hôm nay học kinh Kim Cang chỉ có nghĩa là chúng ta cùng đọc lại, đọc chung, để tìm thấy ý nghĩa của kinh trong những quan hệ thường nhật; vận dụng kinh như thế nào trong cuộc sống, để vượt qua những khó khăn, những khúc mắc, những tai họa mà nhiều khi tưởng khó có thể vượt qua được.
  • Đối với vũ trụ vạn vật cũng thế: Cái tách, tức phi tách, thị danh tách; cái bình, tức phi bình, thị danh bình; cái ta, tức phi ta, thị danh ta; Phật, tức phi Phật, thị danh Phật v.v... chẳng ngoài nghĩa ba câu của Kinh Kim Cang vậy.
  • Phật giáo được gọi là một tôn giáo có đặc tính phổ quát, không phải chỉ làm thay đổi tín ngưỡng của tha nhân mà còn kết hợp những giá trị chung như hoà bình, từ bi và thành tín
  • Kinh Kim Cang là bộ kinh cô đọng tư tưởng Bát nhã tánh không của “Đại Bát nhã kinh 600 quyển”. Tên kinh lấy “Kim Cang” kiên cố bất hoại, minh tịnh sắc bén để ví dụ trí huệ Bát nhã của Bồ tát, có thể phá hủy tất cả hư vọng hý luận, mà không bị vọng chấp làm hư hoại.
  • Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh là một bộ kinh quan trọng thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh, được lưu truyền rộng rãi vùng Đông Á. Kinh còn mang những tên ngắn khác là Kim cương kinh, Kim cương bát-nhã kinh
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY