Tâm linh hôm nay

Kinh tám điều giác ngộ của bậc đại nhân

Vào những ngày đầu năm, Phật tử đi chùa lạy Phật cầu an. Cầu xin cho mình và mọi người thân được an lạc. Để lời cầu an thành hiện thực, Phật tử cần phải hiều và thực hành đúng lời dạy của Phật.

> Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng 

Kinh tám điều giác ngộ của bậc đại nhân dưới đây, chỉ cho chúng ta những điều mà các bậc tu hành đã giác ngộ khi hành trì. hiểu và thực hành đúng lời dạy của kinh giúp cho chúng ta an lạc trong cuộc sống.

Bến Tre, mùng sáu, tháng giêng, năm Canh Tý.

Hoàng Phước Đại – Đồng An

Kinh văn

Bản dịch Việt

Là đệ tử Phật, thường phải hết lòng ngày đêm tụng niệm Bát Đại Nhân Giác.

Giác ngộ thứ nhất, cuộc đời là vô thường, đất nước mong manh. bốn đại  là trống rỗng, tập hợp năm ấm  là vô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thực và không có chủ thể. Tâm ta là cội nguồn phát sinh điều ác, thân ta là nơi tích tụ tội lỗi. quán chiếu như thế dần dần thoát ly sanh tử.

Bài liên quan

Từ Iran nghĩ về Kinh Pháp Cú: Oán thù không diệt được oán thù

Giác ngộ thứ hai, ham muốn nhiều thì đau khổ. khốn khổ trong cõi sanh tử, đều do tham dục khởi sanh. Người ít ham muốn, không tạo nghiệp, thân tâm an lạc tự tại.

Giác ngộ thứ ba, tâm  không biết no đủ, luôn muốn dược nhiều, vì vậy tội ác tăng trưởng. Bậc Bồ Tát thì không như vậy, họ luôn nghĩ đến sự biết đủ, sống an vui thanh đạm để hành đạo, lấy trí tuệ làm sự nghiệp của mình.

Giác ngộ thứ tư, lười biếng đưa đến sa đọa. Nên thường tinh tấn tu tập để phá giặc phiền não, hàng phục bốn loài ma, vượt thoát ngục tù của năm ấm và ba cõi.

Giác ngộ thứ năm, ngu si trong sanh tử.  Bồ Tát thường nhớ rằng cần phải học rộng, nghe nhiều, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu khả năng biện tài để giáo hóa cho tất cả đều đạt được hạnh phúc.

Ðiều thứ sáu giác ngộ rằng sự nghèo khổ sinh ra oán hận, tạo thêm duyên nghiệp bất thiện. vì thế, bồ tát cần thực hành hạnh bố thí một cách bình đẳng giữa kẻ ghét với người thương. hãy quên đi những điều xấu ác mà họ đã gây cho mình, không nên ghét bỏ những người ác.

Giác ngộ thứ bảy, năm loại dục là nguyên nhân gây ra tội lỗi và tai họa. Vậy tuy làm người cư sĩ mà sống không đắm nhiễm năm thứ vui phàm tục ấy. Tâm nghĩ đến ba y và bình bát. Tâm nguyện hướng về đời sống xuất gia. Vì vậy, sống thanh tịnh, giữ gìn đạo hạnh, tu tập phạm hạnh thanh cao, thương yêu tất cả muôn loài.

Giác ngộ thứ tám, lửa sanh tử bừng cháy, sanh khổ não vô lượng. phát tâm Ðại thừa cứu giúp tất cả. Nguyện thay thế cho chúng sanh chịu các khổ não vô lượng ấy. Làm cho mọi loài chúng sanh đạt được niềm vui tối thượng.

Tám điều như vậy, chư phật, các vị bồ tát và các bậc ðại nhân đã  giác ngộ, tinh tấn hành đạo từ bi và tu luyện trí tuệ, nương thuyền pháp thân mà lên bờ niết bàn, rồi lại trở về cõi sanh tử, giúp chúng sanh được giải thoát, lấy tám điều giác ngộ này mà  chỉ dẫn cho hết thảy cho mọi chúng sanh, giác ngộ được nỗi khổ sanh tử mà buông bỏ năm dục lạc hướng tâm về con đường thánh đạo. nếu là đệ tử của phật thì phải đọc tụng tám điều này. ở trong mỗi ý niệm đều, diệt được vô lượng tội, hướng đến bồ đề, mau lên chánh giác. vĩnh viễn đoạn trừ sanh tử, thường ở trong sự an lạc.

Bản Hán

佛 說 八 大 人 覺 經

為 佛 弟 子常 於 晝 夜。至 心 誦 念。八 大 人 覺。

第 一 覺 悟。 世 間 無 常。國 土 危 脆。四 大 苦 空。五 陰 無 我。生 滅 變 異。虛  偽  無 主。心 是 惡 源。形 為 罪 藪。如 是 觀 察。漸 離 生 死。

第 二 覺 知。多 欲 為 苦。生 死 疲 勞。 從 貪 欲 起。 少 欲 無為。 身 心 自 在。

第 三 覺 知。 心 無 厭 足。 唯 得多 求。增 長 罪 惡。菩 薩 不 爾。常 念 知 足。安 貧 守 道。唯 慧 是 業。

第 四 覺 知。懈 怠 墜 落。常 行 精 進。破 煩 惱 惡。摧 伏 四 魔。出 陰 界 獄。

Bài liên quan

Pháp 'Niệm Phật' trong Kinh tạng Nikaya

第 五 覺 悟。愚 癡 生 死。菩 薩 常 念。 廣 學 多 聞。 增 長 智 慧。 成 就 辯 才。 教 化 一 切。悉 以 大 樂。

第 六 覺 知。 貧 苦 多 怨。 橫 結 惡 緣。 菩 薩 布 施。 等 念 冤 親。 不 念 舊 惡。 不 憎 惡 人。

第 七 覺 悟 。 五 欲 過 患。 雖 為 俗 人。 不 染 世 樂。[1]念 三衣, 瓦 鉢 法 器。 志 願 出 家。守 道 清 白。 梵 行 高 遠。 慈 悲 一 切。

第 八 覺 知。 生 死 熾 然。 苦 惱 無 量。 發 大 乘 心。 普 濟 一 切。 願 代 眾 生。 受 無 量 苦。令 諸 眾 生。 畢 竟 大 樂。

如 此 八 事。 乃 是 諸 佛 菩 薩 大 人 之 所 覺 悟。 精 進 行 道 慈 悲 修 慧。 乘 法 身 船 至 涅 槃 岸。 復 還 生 死 度 脫 眾 生。 以 前 八 事。 開 導 一 切。 令 諸 眾 生 覺 生 死 苦。 捨 離 五 欲 修 心 聖 道。 若 佛 弟 子。 誦 此 八 事。 於 念 念 中。 滅 無 量 罪。 進 趣 菩 提。 速 登 正 覺。 永 斷 生 死。 常 住 快 樂。

Bản Nôm

Phật thuyết Bát đại nhân giác Kinh

Vi Phật đệ tử, thường ư trú dạ, chí tâm tụng niệm, Bát Ðại Nhân Giác.

Ðệ nhứt giác ngộ, thế gian vô thường quốc độ nguy thúy, tứ  đại khổ  không, ngũ ấm vô ngã, sanh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu, như thị quán sát tiệm ly sanh tử.

Ðệ nhị giác tri, đa dục vi khổ, sanh tử bì lao, tùng tham dục khởi, thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại.

Ðệ tam giác tri tâm vô yểm túc, duy đắc đa cầu, tăng trưởng tội ác, Bồ Tát bất nhĩ, thường  niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp.

Ðệ tứ giác tri, giải đãi trụy lạc, thường hành tinh tấn, phá phiền não ác, tồi phục tứ ma, xuất ấm giới ngục.

Ðệ ngũ giác ngộ, ngu si sinh tử, Bồ Tát thường niệm, quảng học đa văn, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu biện tài, giáo hóa nhất thiết, tất dĩ đại lạc.

Bài liên quan

Ý nghĩa thành đạo theo kinh Hoa Nghiêm

Ðệ lục giác tri, bần khổ đa oán, hoạnh kết ác duyên, Bồ tát bố thí, đẳng niệm oán than, bất niệm cựu ác, bất tăng ác nhân.

Ðệ thất giác ngộ, ngũ dục quá hoạn, tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc, niệm tam y[2], ngõa bát pháp khí, chí nguyện xuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao viễn, từ bi nhất thiết.

Ðệ bát giác tri, sanh tử xí nhiên, Khổ não vô lượng, phát đại thừa tâm, phổ tế nhất thiết, nguyện đại chúng sanh, thọ vô lượng khổ, linh chư chúng sanh, tất cánh đại lạc

Như thử bát sự, nãi thị chư Phật, Bồ Tát Ðại Nhân, chi sở giác ngộ, tinh tấn hành đạo từ bi  tu huệ, thừa pháp thân thuyền chí Niết Bàn ngạn, phục hoàn sanh tử, độ thoát chúng sanh, dĩ tiền bát sự, khai đạo nhất thiết, lịnh chư chúng sanh, giác sanh tử khổ, xả ly ngũ dục, tu tâm thánh đạo. Nhược Phật đệ tử, tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ Ðề, tốc chứng chánh giác, vĩnh đoạn sanh tử, thường trụ khoái lạc.

Chú thích:

[1]Bản CBETA có chữ 常

[2] Bản CBETA có chữ thường. ( thường niệm tam y)

Hoàng Phước Đại

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/kinh-tam-dieu-giac-ngo-cua-bac-dai-nhan-d39443.html)

Tin cùng nội dung

  • Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra) đã nêu rõ yếu chỉ của Phật giáo: ngũ uẩn, lục căn, lục trần, lục thức, sinh lão bệnh tử, khổ tập diệt đạo, niết bàn, tái sinh, không tái sinh, ngộ hay mê, phạm trù nhị nguyên phân biệt đầy mâu thuẫn như sắc không, thiện ác, xấu tốt, hữu tình, vô tình, vô lượng vật tăng giảm trong vũ trụ, v.v… chỉ là ảo tưởng, tất cả đều không có thật do nhất niệm vô minh tưởng tượng mà ra.
  • Insula (Latin is island, hòn đảo) là bộ phận tối quan trọng cho sức khỏe và cảm thức của con người. Nó làm cho chúng ta trở thành nhân sinh, là người thay vì chúng sinh, thú vật.
  • Hai chữ “Sinh tử” đã khiến cho biết bao nhiêu người bất kể trí ngu giàu nghèo từ xưa đến nay đều phải lưu ý tới và khổ tâm vì nó. Người trí thì đối diện với nó và tìm cách để giải quyết nó và thoát khỏi nó một cách vĩnh viễn. Kẻ ngu thì sợ hãi nó, trốn tránh nó và làm mọi cách để quên nó trong hiện tại một cách tạm thời.
  • Phong cách của một giáo chủ lớn như đức Phật, luôn toát hiện lòng từ ái và trí tuệ vô biên; mọi hành trạng luôn thích hợp hài hòa với cuộc sống. Nguồn Tâm linh diệu vợi đó đã cảm hóa bao nghịch cảnh chướng duyên, từ Đề Bà Đạt Đa đến Vô Não,
  • Tất cả chúng ta đang bị trói buộc bởi ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thụy), tham ái chi phối cho nên lúc nào cũng cam tâm tình nguyện làm nô lệ cho chúng. Giờ đây, nương vào những phương pháp thiền giác ngộ chúng ta được làm chủ bản thân mình
  • Ý chí sắt đá, trí tuệ sâu xa, tình thương rộng lớn, lòng từ bi vô hạn, đức phụng sự vô tư, sự từ bỏ thế tục có tính cách lịch sử, tinh khiết hoàn toàn, nhân cách hấp dẫn, những phương pháp kiểu mẫu dùng để truyền bá giáo lý
  • Trong những ngày Tết cổ truyền, uống rượu, bia thế nào cho an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe? Phóng viên Báo Cần Thơ đã trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Bồ Kim Phương, Trưởng Khoa Nội tiêu hóa - Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ về vấn đề này.
  • Chìa khóa của sự hạnh phúc đó chính là luôn cố gắng giúp đỡ người khác. Khi đó, dù cho có chuyện gì xảy ra bạn vẫn cảm thấy vui vẻ, không lo lắng gì nhiều.
  • Dưới đây là những nguồn mạnh vĩ đại mà Đức Phật luôn ban tặng cho mỗi người. Nếu biết thức tỉnh, giác ngộ đúng đắn, chắc chắn vận mệnh sẽ được cải biến ngoạn mục.
  • (MangYTe) Trong cuộc sống, không phải chuyện gì chúng ta cũng có thể ngay lập tức thông suốt và thấu hiểu. Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng những triết lý nhân sinh thâm sâu của cả đời người có thể giúp người đọc ngộ ra được nhiều đạo lý mà trước đó chưa từng để ý.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY