Tâm linh hôm nay

Kỷ niệm 44 năm ngày thành lập báo Giác Ngộ: Một dấu mốc lịch sử của Phật giáo

Vào đúng sự kiện công chiếu bộ phim đình đám công phu bậc nhất của điện ảnh Việt “Mắt biếc”, tại tòa soạn tuần báo Phật giáo mang tên “Giác Ngộ” ở cung phố đẹp mang tên Nguyễn Đình Chiểu TP HCM, tòa soạn đã trang trọng tổ chức kỷ niệm 44 năm thành lập tờ báo.

>>Tin tức Phật giáo mới nhất 

Thực ra, sự kiện chức trước mấy ngày, gói trong năm 2019. Giác Ngộ có số in đầu tiên vào 1/1/1976, 7 tháng sau ngày Sài Gòn được giải phóng, đất nước thống nhất, buổi giao thời mới cũ đan xen ngổn ngang và Phật giáo không thuộc về ngoại lệ. Tờ báo Giác Ngộ trang nghiêm, cẩn trọng ngôn từ,  cho thấy hình ảnh báo chí Phật giáo buổi đầu thống nhất Giang Sơn ở hòn ngọc viễn đông, cất lên ngôn luận chính thức của Phật giáo thành phố và xa rộng hơn. 44 năm đồng nghĩa gần như song hành cùng thời gian Nam - Bắc đoàn viên sau chiến tranh khốc liệt chưa từng, núi sông liền một dải đồng nghĩa phật giáo quy tụ về một mối trở nên nhu cầu tất yếu. Giác Ngộ ra đời trước khi Giáo hội chung của Phật giáo đất nước thành hình và nếu nói rằng tờ báo ấy góp công sức nhất định cho quá trình thành hình tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay cũng không quá hàm hồ?

Tòa soạn báo không lớn, nhân sự không đông, nghề báo ở đấy không thực sự hiện đại, song sự lớn sự mạnh sức lan tỏa của báo Giác Ngộ ở chắt chiu liên tục từng số báo tinh tươm mồ hôi quý Tăng Ni Phật tử thành viên, anh chị em cộng tác, bà con thành phố, miền Nam và cả nước ủng hộ mua – đọc và tương tác. Báo Giác Ngộ đã có thân phận danh giá trong làng báo nước nhà, con chim đầu đàn của nền báo chí Phật giáo Việt Nam.

Tờ báo có vai trò chính thống của cơ quan ngôn luận Phật giáo Việt Nam TP HCM, có thân phận đặc biệt khi Tổng Biên tập chính Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm giám luật Hội đồng chứng minh, trưởng Ban Phật giáo thành phố, bậc tôn túc khả kính của Phật giáo đất nước, có uy tín trong các cơ cấu Phật giáo quốc tế. Ngài được phụ tá bởi Hòa thượng Thích Giác Toàn cùng quý chư tôn thiền  đức có công hạnh tu học cùng kinh nghiệm làm nghề cao, bên cạnh đội ngũ phóng viên biên tập trẻ tiệm cận trình độ báo chí ngày nay.

Người viết từng cảm xúc nhiều khi đọc những số báo Giác Ngộ đầu tiên có được từ một quý ni miệt Cà Mau, cảm xúc nhiều khi bài cộng tác xuất  hiện trên GNO hay báo in, khi đến thăm tòa soạn; khi lần đầu nghe Trưởng lão Hòa thượng Tổng Biên tập tâm tình đầy minh triết ở diễn đàn hội thảo hoằng pháp toàn quốc, hay mới đây được đích thân Hòa thượng Phó Tổng Biên tập Thích Giác Toàn ký tặng sách quý “Pháp bảo đàn kinh diễn thơ”, hay nghe Đại đức phóng viên Thích An Đạt giảng về nghề báo và chụp ảnh cùng Đại đức Phó Tổng Biên tập Thích Tâm Hải.

Cảm xúc nhiều khi ở tận miệt Thào Lạng gần Vĩnh Châu xa xôi Sài Gòn, Sư cô Thích Nữ Diệu Tường tuổi cao có bệnh đi đứng khó khăn, vẫn  trang trọng cất giữ từng số báo cũ và nhớ như in 10 năm liền cùng báo làm từ thiện hàng tháng cho trẻ mồ côi. Giác Ngộ là tờ báo khiêm cung về hạ tầng vật chất và nhân sự nhưng có số lượng bạn  đọc thân thiết rất đáng kể, và điều ó góp phần hình thành kênh thông tin – truyền thông Phật giáo lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở phía nam và cả nước, lan tỏa bên ngoài quốc gia - đến cộng đồng đồng bào Phật tử hải ngoại.

Ngày nay tờ báo đã hoàn thiện nhiều bản in và kênh GNO online, hoạt động từ thiện nhân đạo mạnh mẽ, trở nên diễn đàn có tiếng nói uy tín trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam. Đương nhiên, vẫn còn nhiều điều để nắn chỉnh nhằm phát triển cao hơn, nâng cao hiệu quả truyền thông xét cả ở góc nhìn báo chí thuần túy và truyền thông Phật giáo, ví như tương tác tốt hơn với bạn đọc, phát triển  các văn phòng thường trú cho xứng tầm, tăng cường hợp tác truyền thông… Người viết cũng có cảm xúc nhiều khi chứng kiến tấm biển quá ư nhỏ bé và chỗ “đại diện” quá ư đơn sơ của GN ở chùa Quán Sứ Hà Nội - Văn phòng TW Giáo hội Phật giáo VN, cảm xúc cũng vẫn nhiều khi trải nghiệm lúc này lúc khác sự thiếu chuyên nghiệp khi tương tác cùng Giác Ngộ…

27/12/219, sự kiện kỷ niệm 44 năm thành lập báo diễn ra ấm áp dưới sự điều hành của Đại đức Thích Tâm Hải. Các vị gắn bó lâu năm cùng tuần báo cùng tề tựu ấm cúng với đội ngũ làm báo GN trẻ trung hôm nay, HT Giác Toàn đã phát biểu đầy ý nghĩa. Hình ảnh áo dài khăn đóng màu sắc trang nhã lại tươi tắn của cư sĩ lão thành Tống Hồ Cầm, cựu thư ký tòa soạn gắn bó cùng Giác Ngộ nhiều năm, tạo nên điểm nhấn hình ảnh cho thời khắc cận kề chuyển giao Đông - Xuân cũ mới.

Kính chúc Giác Ngộ chân cứng đá mềm thành tựu viên mãn trong năm mới 2020, đem đến bạn đọc những tin bài, tuyến bài, hình ảnh  báo chí đặc sắc, hiện thực hóa dùng truyền thông phật giáo làm hoằng pháp trong thời đại 4.0 như dường hướng chính thống đã đề ra của giáo hội Phật  giáo Việt Nam.

Ảnh: Báo Giác Ngộ

Nguyễn Thành Công

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/ky-niem-44-nam-ngay-thanh-lap-bao-giac-ngo-mot-dau-moc-lich-su-cua-phat-giao-d38835.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY