Đến nay, tôi vẫn còn nhớ như in trong bài mở đầu cho bài giảng về kinh dịch, thầy có nói: “Bất học dịch, bất khả tri y lý” (không học dịch thì không thể hiểu được y lý) và thầy còn nhấn mạnh: Hải Thượng Lãn Ông, danh y nước ta thế kỷ thứ 18 đã từng căn dặn “Hãy đọc kinh dịch, rồi mới nói đến chuyện làm Thu*c”.
Đến nay, tôi vẫn còn nhớ như
in trong bài mở đầu cho bài giảng về kinh dịch, thầy có nói: “Bất học dịch, bất
khả tri y lý” (không học dịch thì không thể hiểu được y lý) và thầy còn nhấn
mạnh: Hải Thượng Lãn Ông, danh y nước ta thế kỷ thứ 18 đã từng căn dặn “Hãy đọc
kinh dịch, rồi mới nói đến chuyện làm Thu*c”.
Khi ấy, còn là sinh viên bọn
tôi cũng không quan tâm gì lắm đến chuyện học kinh dịch và cũng chỉ nghĩ rằng
thầy nói như thế để chúng tôi phải quan tâm hơn đến môn học này…, không ngờ sau
này, chúng tôi ngày càng thấm thía câu nói đó.
Sau khi ra trường, bắt đầu cuộc
đời của một thầy Thu*c Đông y, còn bỡ ngỡ với nghề, thỉnh thoảng tôi có lại
thăm thầy và giãi bày những điều còn chưa hiểu về chuyên môn. Mỗi lần như thế,
thầy không bao giờ trả lời thẳng những thắc mắc của tôi mà thường khuyên: “Em
cứ về đọc và học dịch thì sẽ rõ”.
Theo lời khuyên của thầy, tôi
tìm sách về dịch học và lao vào đọc, tìm hiểu, khi đó tôi đã 29 tuổi. Quả thật
lúc đầu đọc dịch chẳng hiểu gì cả, nào là vạch đứt, vạch liền, hào, quẻ, tượng…
rất khó hiểu làm tôi cũng chán nản. Nhiều lúc cũng định gác sách lại.
Tôi mang câu chuyện học dịch
khó tâm sự cùng các bạn đồng nghiệp, những người bạn vong niên đều khuyên tôi
phải cố gắng và quyết tâm. Các anh ấy nói với tôi rằng: “Nếu cậu muốn giỏi y
thực sự thì phải hiểu sâu sắc dịch học, không có con đường nào khác”.
Sự động viên của bạn bè đã
giúp tôi lấy lại quyết tâm và nghị lực. Tôi kiên trì đọc, học, tìm hiểu… cuối
cùng thì cũng hiểu và vận dụng được. Những gì còn thắc mắc, tôi mang ra hỏi và
trao đổi với những đồng nghiệp cao tuổi.
Đến nay thì mọi việc đã khác,
tôi hiểu rằng Kinh dịch là một trong những cuốn sách cổ rất lạ (kỳ thư). Lạ ở
chỗ nội dung cốt lõi của Kinh dịch không viết bằng chữ mà bằng ký hiệu với vạch
liền (-) biểu tượng cho dương, vạch đứt (--) biểu tượng cho âm. Chỉ với hai
biểu tượng giản đơn ấy mà Kinh dịch đã diễn đạt một cách sâu sắc vũ trụ quan,
nhân sinh quan, cách ứng xử, phép tắc, đạo đức… trong xã hội loài người cùng
những biến đổi trong chu trình tiến hóa theo thời gian, không gian của vũ trụ,
vạn vật và cả con người.
Lạ ở chỗ sách không viết để
đọc mà để người đời chiêm nghiệm, đòi hỏi người đọc phải động não, động tâm,
phải vận dụng tất cả khả năng giác quan, kiến thức, vô thức để hiểu cho được,
rồi hành động cho đúng quy luật khách quan, phù hợp với chân lý.
Trong cuộc sống vô cùng đa
dạng và phong phú, nhiều điều tưởng chừng như không thể lý giải được, không có
lời giải đáp… vậy mà đọc cho kỹ, suy nghĩ cho thấu đáo là có thể tìm thấy lời
lý giải, câu giải đáp trong Kinh dịch chỉ với 64 quẻ và 384 hào. Cái khó khăn
nhất đối với người đọc và học dịch là sách viết theo lời nói ẩn dụ, chấm phá
một vài hình tượng, kèm theo mấy lời giải đoán, còn nội dung cốt lõi lại nằm ẩn
khuất trong các vạch liền, vạch đứt, giữa các dòng chữ mập mờ, thấp thoáng…
Điều đặc biệt là giữa dịch và
y như bóng với hình. Toàn bộ dịch một chữ, một câu đều có ý nghĩa chỉ đạo cho y
học, một tượng, một hào đều có ý nghĩa, bao hàm để nói về sự sống. Người xưa
lập ra tượng để nói cho hết ý, lập ra quẻ để nói cho hết thật giả… vì thế tuy
dịch không nói đến y mà đầy đủ ý nghĩa của y cho nên sự biến hóa trong trời
đất, xem vào dịch là có thể thấy tình trạng của người. Xem vào tượng có thể
nghiệm âm dương của bệnh…
Lấy sự biến hóa của dịch tham
hợp vào y thì cái có tượng đều là y. Y có đủ hết cái lẽ của tạo hóa. Lấy sự vận
dụng của y thay cho dịch thì toàn thân đều là dịch, sự an nguy của con người có
quan hệ mật thiết với dịch cho nên người xưa nói “Dịch có đủ của y, y dược công
dụng của dịch”. Học y mà không học dịch thì sẽ nói y học không khó gì, chỉ như
thế mà thôi, có ngờ đâu có những chỗ mắt không thể thấy được, tai không thể
nghe được lại tìm thấy ở dịch.
Cảm ơn các thầy, cảm ơn các
bạn đã động viên, giúp tôi đi sâu tìm hiểu “thế giới” dịch, nhờ vậy mà hiểu sâu
sắc hơn về y và vận dụng có kết quả trong khám, chữa bệnh.
May thay cho tôi lúc cuối đời
cũng cho ra đời một cuốn sách về dịch như một
dấu ấn, một
kỷ niệm, một lời cảm
ơn.
Lương y Hoài Vũ