Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Học online đề bài về mẹ, bé gái bật khóc bố mẹ con bỏ nhau, mẹ con đi rồi và nhắn 1 câu tới mẹ khiến ai nấy đều xót xa

Chỉ cần nhắc tới mẹ thôi là cô bé đã bật khóc vì quá nhớ mẹ của mình.

Mới đây, một đoạn clip ghi lại tình huống xảy ra trong một lớp học online khiến nhiều người xúc động. cụ thể, giờ học của các bé lớp 2 có đề bài: hãy viết những lời cảm ơn đến bố mẹ của con. thế nhưng, chỉ vừa nhắc tới mẹ, bé gái tên bình đã bật khóc nức nở: "bố mẹ con bỏ nhau, mẹ con đi rồi. con nhớ mẹ lắm, mẹ ở đà nẵng cơ".

Vừa nói cô bé vừa khóc nức nở, liên tục lấy tay lau nước mắt. dù vậy, bé vẫn cố gắng hoàn thành lời cảm ơn của mình tới mẹ: "con cảm ơn mẹ vì mẹ đã chăm sóc cho con. con tạm biệt mẹ". lúc này, giáo viên chủ nhiệm cố gắng trấn an và xoa dịu con: "đừng khóc nữa nhé như bình. khi nào hết dịch con sẽ được gặp lại mẹ con. như bình cố gắng lên nhé, cô khen con rất giỏi".

Chia sẻ thêm về hoàn cảnh của bé gái, cô giáo cho biết thêm: "Như Bình không ở với mẹ, nhưng con có bố và ông bà rất quan tâm đến con... Con còn học rất giỏi nữa. Cảm ơn các cô chú đã động viên con. Khi nhắc đến mẹ, bạn ấy đã khóc luôn. Đây là đề bài trong sách giáo khoa, các con học bài "Mẹ" nên liên hệ về gia đình của mình luôn".

Bé gái khóc nức nở trong giờ học online

Dưới phần bình luận, rất nhiều người đã khóc và thương bé: "Hẳn con đã rất chạnh lòng khi nghe các bạn nhắc đến mẹ của mình. Thế nhưng con hãy cố gắng lên nhé, thương con nhiều lắm", "chỉ muốn ôm con vào lòng để an ủi những gì con đang phải chịu đựng, dù có bố và ông bà ở bên nhưng con vẫn nhớ hơi ấm và vòng tay của mẹ", "có lẽ rất nhớ mẹ nên con mới bật khóc nức nở khi đang học bài đến vậy, không biết mẹ con có xem được clip này không, có thương con không"...

Bố mẹ ly hôn có ảnh hưởng ra sao với con cái?

Tùy vào từng độ tuổi mà bé sẽ có những phản ứng khác nhau với chuyện này. Khi bé đã hơn 6 tuổi là lúc cực kỳ khó khăn khi con phải tiếp nhận vấn đề này. Những năm đầu đi học, bé sẽ bị tổn thương và buồn bã, nhất là khi học bài hay nghe thấy bạn bè kể về bố mẹ của mình. Lúc này, con còn có khát khao muốn bố mẹ quay trở lại với nhau.

Bên cạnh đó, bé có thể tỏ thái độ không thích bất kỳ người nào mà cha mẹ quyết định hẹn hò. Ngoài ra, trẻ cũng cảm thấy uất ức và đổ lỗi cho cha hoặc mẹ về việc chia tay. Chẳng hạn như than khóc vì không có cha hay mẹ ở bên. Sau đó là bày tỏ sự tức giận với người nhà.

Con cái sẽ phải chịu rất nhiều tổn thương nếu bố mẹ ly hôn. Ảnh minh họa.

Bố mẹ nên làm gì sau khi ly hôn?

Khi bố mẹ đường ai nấy đi thì các bé sẽ phải chịu những tổn thương rất lớn. Sự thiếu vắng của 1 trong 2, thậm chí là cả 2 sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tính cách của con sau này. Cả cha lẫn mẹ nên tạo điều kiện để con mình có thể liên lạc với người còn lại - người không trực tiếp chăm sóc trẻ. Trẻ nhỏ sẽ lo sợ rằng cha hoặc mẹ có thể bỏ rơi chúng.

Cần sắp xếp thời gian và công việc hợp lí để có nhiều thời gian đến thăm trẻ. Tốt nhất là nên dành trọn một ngày mỗi 1 đến 2 tuần chơi với trẻ. Điều này sẽ tốt hơn việc đến thăm trẻ thường xuyên nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.

Bố mẹ có thể không hài lòng về nhau hay không cùng quan điểm trong nhiều mặt của cuộc sống. nhưng cả hai phải hoàn toàn thống nhất về một chuyện. đó là phải dành tình yêu thương cho con mình.

Hãy giải thích cho những thắc mắc và đưa ra một lý do để trẻ có thể hiểu. Thêm vào đó, hãy dành thật nhiều tình thương cho con để bé không tủi thân và cô đơn. Cố gắng không đổ lỗi cho người còn lại vì ai cũng gánh chịu những tổn thương của riêng mình.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/hoc-online-de-bai-ve-me-be-gai-bat-khoc-bo-me-con-bo-nhau-me-con-di-roi-va-nhan-1-cau-toi-me-khien-ai-nay-deu-xot-xa-2021121315134352.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo ThS. BS Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhiều thói quen trong khi chế biến đồ ăn hàng ngày của các mẹ đôi khi làm mất đi lượng dinh dưỡng lớn trong thực phẩm và gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển
  • Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng khi mắc bệnh tiêu chảy dễ bị tiêu chảy kéo dài.
  • Tại sao trẻ ăn nhiều mà không lớn? - Đó là câu hỏi của không ít cha mẹ hiện nay khi mà con ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng nhưng không tăng cân.
  • Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng. Việc xử trí đúng sẽ giúp trẻ cải thiện chứng bệnh này.
  • Với những mẹo nhỏ, giúp bé khám phá thế giới rau quả và tự làm đồ ăn ngộ nghĩnh, bé sẽ có lòng say mê với những đồ ăn có lợi cho sức khỏe.
  • Theo một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Pediatrics, trẻ sơ sinh nhẹ cân gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn tăng động kém chú ý...
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Đến nay, tôi vẫn còn nhớ như in trong bài mở đầu cho bài giảng về kinh dịch, thầy có nói: “Bất học dịch, bất khả tri y lý” (không học dịch thì không thể hiểu được y lý) và thầy còn nhấn mạnh: Hải Thượng Lãn Ông, danh y nước ta thế kỷ thứ 18 đã từng căn dặn “Hãy đọc kinh dịch, rồi mới nói đến chuyện làm Thu*c”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY