Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Kỳ lạ món bánh hồng nhưng màu trắng phau, ăn xong quần áo trắng xóa

Món bánh trở thành đặc sản của xứ Nẫu - Bình Định mà bất kỳ du khách nào tới đây cũng phải mua vài hộp về làm quà.

Một lần đến với xứ nẫu - bình định, chắc chắn du khách không thể quên nếm thử các loại bánh ở vùng đất này như bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa, bánh hồng tam quan... trong đó, bánh hồng là loại bánh truyền thống lâu đời của người bình định, thường góp mặt trong những dịp đặc biệt như đám cưới, đám hỏi và là biểu tượng của tin vui.

Nguyên liệu để làm ra bánh hồng khá đơn giản và dân dã: gạo nếp, đường kính và dừa. bánh hồng nổi tiếng và phổ biến ở bình định, nhưng đặc sắc nhất phải kể đến bánh hồng ở thị trấn tam quan. bởi được làm từ gạo nếp ngự nên bánh hồng tam quan có tiếng là rất dẻo và thơm.

Bánh hồng như lại không có màu hồng, phần bánh màu trắng được phủ bằng một lớp bột gạo trắng phau. mãi về sau khi trở thành một món quà có tiếng với khách du lịch, bánh hồng mới được chế thêm một số màu sắc như hồng, vàng và hình dáng khác để thêm phần bắt mắt.

Được làm từ gạo nếp và đường nên bánh hồng rất dính, người thợ phải sử dụng bột nếp khô phủ bên ngoài để làm se bề mặt bánh, đỡ dính tay và kéo dài thời gian bảo quản. chính bởi lớp bột này mà nhiều người liên tưởng đến món chè lam.

Thế nhưng lượng bột này khá nhiều, khi ăn bánh hồng bạn có thể làm quần áo trắng xóa vì dính bột bánh. đối với 1 số người có thể sẽ thấy bất tiện, nhưng nhiều người lại cảm thấy đây chính là điều khiến bánh hồng trở nên thú vị và đặc biệt so với các loại đặc sản khác.

Bánh hồng được nặn thành tấmto, dày khoảng 2-3cm. Khi ăn phải dùng dao sắc cắt thành từng miếng nhỏ. Vì bánh rất dẻo nên phải có phần bột áo để có thể cắt dễ dàng hơn.Phần ruột bánh không mịn mượt mà hơi lỗ chỗ, màu trắng đục.

Nhìn bề ngoài bánh hồng khá giống chè lam, nhưng khi nếm thử mới thấy khác hẳn. bánh không có vị quá ngọt thơm mùi nếp, vừa dẻo vừa dai dai, có chút sần sật của dừa nhưng lại rất mềm. pha một ấm trà nóng để nhâm nhi cùng bánh hồng sẽ là "combo" hoàn hảo cho một ngày nghỉ ngơi, thư giãn.

Vì bánh được làm thủ công nênbánhchỉ có thể đượcbảo quản và dùng trong khoảng 5 ngày đổ lại. Để quá lâu bánh sẽ bị cứng và có mùi thiu.Bởi vậy nếu mua món bánh này về làm quà, bạn hãy mang tặng cho người thân, bạn bè ngay lập tức nhé.

Bánh hồng là đặc sản quen thuộc ở bình định. một gói bánh có trọng lượng khoảng 500gr có giá từ 25-30.000 đồng. món bánh tráng miệng này cũng thường xuất hiện vào dịp đặc biệt như đám cưới hỏi… sau khi ăn cỗ, người bình định sẽ dùng dao cắt bánh thành từng miếng hình thoi, nhâm nhi cùng ly trà nóng.

Theo Thời đại plus

Link bài gốc Lấy link

http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ky-la-mon-banh-hong-nhung-mau-trang-phau-an-xong-quan-ao-trang-xoa-d220614.html

Theo Thời đại plus

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ky-la-mon-banh-hong-nhung-mau-trang-phau-an-xong-quan-ao-trang-xoa/20211016083118958)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nếu có ai bất chợt hỏi, món ăn nào là đặc trưng của Hà Nội, tôi tin rằng nhiều người chẳng thể trả lời được. Hà Nội luôn thay đổi giữa cái cũ và cái mới...
  • Trưa mùng 5 Tết, tự nhiên Thái Thanh Bình, Bí thư thị xã Ayun Pa gọi, tưởng ông này đang trên Pleiku gọi nhậu vì tuy làm Bí thư Ayun Pa nhưng nhà ông này ở Pleiku, nhưng không, y bảo, em đang dưới làng, thấy bà con đang đánh cá sông Ba, em mua một ít gửi anh ăn... sau Tết cho đỡ ngán.
  • Nói tới món lươn thì không đâu nổi tiếng bằng Nghệ An. Miến lươn Nghệ An nổi tiếng vì vị ngon ngọt đậm đà của nước dùng và đặc biệt là cách chế biến lươn khác biệt.
  • Từ cậu bé bán Thu*c lá dạo, cày thuê cuốc mướn nhưng với quyết tâm và nỗ lực của bản thân, Trương Nguyện Thành đã trở thành giảng viên của đại học nổi tiếng ở Mỹ.
  • (MangYTe) - Sáng 25/4, PV ADZ đã trao tới chị Nguyễn Thị Lựu, vợ của anh Lê Văn Nhẫn (trú thôn Lương Thọ 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) – nhật vật trong bài “Rượu vào lời ra, cả nhà gặp chuyện bi thảm” số tiền 14.300.000 đồng.
  • (MangYTe) - “Bây giờ còn nước còn tát, chồng em sống được ngày nào hay ngày đó để con em vẫn có cha. Nhiều lúc con hỏi bố đâu mà em không biết trả lời với con như thế nào cả”, chị Lựu rơm rớm nước mắt.
  • Giá thu mua tại vườn chỉ 2.000 đồng nhưng giá bán hồng giòn, hồng trứng Đà Lạt tại Hà Nội có lúc đã lên tới 55.000 đồng/kg, cao gấp hơn 20 lần.
  • Món nấm mối tự nhiên giá bạc triệu ở khu vực Tây Nguyên được nhiều người ưa chuộng đã được trồng bằng cách ủ vào mùn cưa rồi bơm chất kích thích.
  • Cháu bé nhập viện vẫn tỉnh táo với các triệu chứng bệnh tay chân miệng, nhưng nửa ngày sau đã biến chứng viêm cơ tim cấp, phù phổi rồi qua đời.
  • Các ổ dịch xuất hiện tại TP. Quy Nhơn, huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Ân, Tây Sơn. Trường học là nơi dịch lây lan nhanh nhất.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY