Tâm sự hôm nay

Kỷ niệm về một chuyến đi

Kỷ niệm xúc động về chuyến đi khám bệnh phát Thu*c miễn phí cho đồng bào dân tộc Lào Cai
Tôi sinh ra và lớn lên tại một miền quê được coi là nghèo nhất của Tổ quốc, nhưng cũng là nơi đã sinh ra những người con anh hùng của dân tộc. Đó là miền “đất cằn sỏi đá”, “chó ăn đá gà ăn sỏi” Nghệ An, nơi mà người ta thường gọi là khúc ruột miền Trung, là đòn gánh gánh hai đầu của Tổ quốc. Thời niên thiếu cố gắng phấn đấu vào học tập, mong một ngày được bước ra khỏi cuộc sống nghèo nàn, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt vào ngày đông, cái nắng nóng khô hanh của gió Lào vào ngày hè.

Sự phấn đấu tột cùng rồi cũng được đền đáp, tôi thi đỗ vào Đại học Y Hà Nội, với mong muốn sau này là một bác sĩ giỏi và kiếm thật nhiều tiền về trả nợ cho bố mẹ, công lao sinh thành và nuôi dưỡng.

Định mệnh xui khiến, tốt nghiệp ra trường, tôi khăn gói đến với Lào Cai, một tỉnh nghèo và mới tái thành lập, biên giới phía Bắc Tổ quốc. Nơi rừng núi cheo leo, những con đường ngoằn nghèo, và cũng là nơi tập trung được nhiều dân tộc thiểu số.

Đến đây, tôi mới thấm đượm được cái nghèo; nghèo về vật chất, nghèo về con chữ, nghèo về thông tin, và hơn hết là sự nghèo khó về Thu*c men, về đội ngũ y bác sĩ, những nhận thức về sức khỏe còn mông muội. Khi mới về tôi được phân trực khối ngoại - sản - hồi sức cấp cứu, gặp một trường hợp đau bụng, chẩn đoán là chửa ngoài tử cung vỡ, sốc mất máu. Khai thác bệnh sử thì bệnh nhân đã đau bụng 4 ngày nay, người nhà cho bệnh nhân nằm trên bàn và cúng bái cầu thần... sau không đỡ mới đưa đến viện. Trước khi tiến hành phẫu thuật, chúng tôi đã giải thích cho người nhà bệnh nhân về việc phải truyền bổ sung máu cho bệnh nhân, nhưng người ta nhất định không cho máu với nhiều lý do khác nhau, mà theo họ lý do nào cũng chính đáng, hỏi kỹ ra mới biết được rằng, trong quan niệm của dân tộc Mông, khi con gái đã đi lấy chồng là ra khỏi nhà, là không phải con của mình, nếu cho máu thì bị thần phạt...

Thời gian công tác rồi cũng quen dần, vì số lượng bệnh nhân đến khám ở viện là người dân tộc rất ít, vì đường xá xa xôi, điều kiện kinh tế khó khăn nên người ta không muốn chữa bệnh, huyện đoàn và hội thầy Thu*c trẻ tỉnh đã có nhiều chương trình trực tiếp xuống dân để khám bệnh phát Thu*c miễn phí cho bà con.

Cũng trong một chương trình đó, Hội Thầy Thu*c trẻ tỉnh Lào Cai, phối hợp với tỉnh đoàn, quân nhân về xã Na Lốc, huyện Mường Khương (một xã biên giới Trung Quốc) để làm đường, vệ sinh thôn xóm, tổ chức khám bệnh phát Thu*c cho nhân dân. chuyến đi này đã để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng.

Đó là sự khó nghèo trong cuộc sống vật chất của người đồng bào nơi đây, người, trâu bò, lợn gà sinh hoạt lẫn lộn, nhà vệ sinh không có.

Trong buổi sáng, do chưa được thông báo rộng rãi, đường sá xa xôi, sương mù nên lượng bà con đến khám muộn và ít, hai bác sĩ chỉ khám được 60 bệnh nhân nhưng cũng mệt bở hơi tai, vì vừa khám bệnh vừa đoán xem người ta đang nói cái gì và nhờ người phiên dịch.

Bữa trưa với bánh mì khô và xôi chấm nước mắm, lúc này anh em quyết định chuyển địa điểm khám bệnh về trường trung học cơ sở của xã. Ở đây có nhiều chuyện mà tôi không thể nào quên được.

Ban đầu, khi còn nhiều người lớn đến khám bệnh, xen kẽ với các cháu nhỏ, tôi thấy các cháu cứ chảy nước mũi rất nhiều, cứ nghĩ các cháu bị viêm mũi họng cấp, nhưng khi số lượng người lớn ít đi, số lượng các cháu nhỏ nhiều hơn, tôi thấy cháu nào cũng chảy mũi nước, hai anh em mới nhìn nhau, phải chăng không phải viêm mũi họng cấp mà các cháu này “thò lò mũi xanh”. Đặc biệt khi đến cuối buổi, người phát Thu*c thông báo: “Anh ơi, 300 đơn rồi, hết Thu*c rồi, chỉ còn cao sao vàng và kẹo ngậm C thôi”. Các anh chị ơi, lúc đó trẻ đau bụng, kê cho mỗi cháu một lọ cao sao vàng với chỉ định đau bụng thì bôi rốn, kèm thêm gói kẹo ngậm C.

Kết thúc một ngày khám bệnh, tính ra hai anh em đã khám được gần 400 trường hợp, các đồng chí tỉnh đoàn đã phát quang và làm được mấy km đường biên, sửa được nhiều nhà vệ sinh, di dời chuồng trâu, đào hố rác. Anh em nhìn nhau ai cũng mệt bở hơi tai, nhưng trong ánh mắt ai cũng ánh lên niềm vui chan hòa. Và hứa hẹn lần sau lại ới nhau đi nữa nhé.

BS. Minh Thuỷ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ky-niem-ve-mot-chuyen-di-8514.html)
Từ khóa: một chuyến đi

Chủ đề liên quan:

một chuyến đi

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY