Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Lạ kỳ ngôi làng ở Hà Nội thờ vị Bao Công xử án rất thiêng

Bức tượng chó đá ngự uy nghi trên bệ thờ trong quần thể di tích của đình làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội) đã hơn 400 năm tuổi, người dân trong làng có oan khuất gì đều tìm đến đây.

Bức tượng được đục đẽo bằng đá thô sơ, cao khoảng hơn 1 mét, có 13 con chó nhỏ quây quần xung quanh và được người dân trong làng kính cẩn gọi là Quan lớn Hoàng Thạch.

Ông Nguyễn Chí Cương, một cao niên trong làng và từng làm Trưởng ban di tích quần thể đình làng Địch Vĩ cho biết: “Khi tôi sinh ra, chó đá – Quan Hoàng Thạch đã có ở làng rồi, tôi được nghe các cụ cao niên trong làng kể lại và ghi chép cẩn thận để truyền đạt cho các thế hệ trẻ”.

Kỳ lạ ngôi làng có tục thờ chó đá 400 tuổi ở Hà Nội

Bệ thờ chó đá được đặt uy nghi trong quần thể di tích đình làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội)

Ông Cương kể, theo truyền thuyết, làng Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội) có 2 anh em, anh trai tên là Ngọc Tri và em trai tên là Hoàng Thạch. Anh đi đánh giặc, giao lại toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn cho em trông nom. Khi tan giặc về, người anh trai thấy vợ có thai liền đổ ngờ cho em trai ở nhà làm điều bất chính với chị dâu. Không kìm được lòng ghen tức, người anh trai giận dữ chém ch*t em, mang xác vứt xuống sông và mắng rằng “đồ chó mái”.

Sau đó, vợ Ngọc Trì ở nhà trở dạ sinh ra 1 vật có hình thù kỳ dị.

Lúc này, nỗi oan khuất của Hoàng Thạch được rửa sạch. Thi thể người em hóa thành khối đá và trôi dạt khắp nơi. Người ta thấy vật thể lạ, hiếu kỳ hò nhau ra vớt lên. Lạ thay, bao nhiêu trai tráng khỏe mạnh đều không khiêng nổi bức tượng.

Chỉ đến khi trôi đến địa phận làng Địch Vĩ, 4 người đàn ông ở đây ra vớt thử, chẳng ngờ tượng nhẹ bẫng.

Biết là điềm lành, dân làng Địch Vĩ đưa bức tượng đặt lên gò đất cao, lập hương án thờ cúng, suy tôn là thần Cẩu. Mặt tượng quay sang làng Hát Môn, nhìn về phía Tây. Trải qua thời gian, khu vực thờ chó đá được tu tạo, sửa chữa khang trang.

Bí ẩn đằng sau tục thờ chó đá 400 tuổi tại ngôi làng ở Hà Nội - 2

Tượng chó đá – Quan Hoàng Thạch được đặt dựng đứng, đôi mắt tượng hướng về Hát Môn (Phúc Thọ) cũng chính là hướng về quê hương.

"Quan Hoàng Thạch rất linh thiêng, trước đây chúng tôi hay gọi là Quan lớn, người dân đi chợ hay đi đâu qua đó phải ngả nón, ngả mũ, mỗi khi các gia đình có đám tang, rước linh cữu qua tượng chó đá phải ngừng thổi kèn, đánh trống cách 50m.

400 năm nay, người dân 2 làng Hát Môn và Địch Vĩ cũng có lời nguyền, trai gái hai làng không được phép lấy nhau. Vì cho rằng con cháu hai làng là có máu mủ. Nếu lấy nhau sẽ phát sinh nhiều bất trắc. Nhưng vẫn còn 1 vài trường hợp thanh niên nam nữ yêu nhau thì dân làng vẫn chấp nhận cho làm đám cưới, nhưng không phổ biến." người dân cho hay.

Được biết, làng Địch Vĩ có gốc tích là làng chài Vạn Vĩ, được lập vào đầu thế kỷ thứ 17.

Tục thờ cúng Quan lớn Hoàng Thạch có từ ngày bấy cho đến nay đã trở thành nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của người dân trong làng.

Người dân làng Địch Vĩ cùng cho rằng, nhờ thờ thần chó đá nên dân làng được phù hộ làm ăn ngày một ấm no, thịnh vượng. Nhân dân đặt thần hiệu là “Hạ giới đại vương”, đưa vào phối thờ trong đình làng cùng với “Linh Lang đại vương”.

Bí ẩn đằng sau tục thờ chó đá 400 tuổi tại ngôi làng ở Hà Nội - 3

Một trong những bậc cao niên trong làng còn lưu giữ những tài liệu ghi chép lại truyền thuyết về tục thờ chó đá của làng Địch Vĩ.

Hàng năm, cứ đến ngày khai hạ, nhân dân làng Địch Vĩ lại mang lễ vật lên đền Hát Môn để dâng lễ và hội tế. Tục truyền rằng, chỉ khi nào có lễ của dân em Địch Vĩ mang lên thì dân anh Hát Môn mới khởi lễ 2 làng.

Trong 12 con giáp, chó là con vật gần gũi nhất với con người, nên có câu “con không chê bố mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Tục dân gian coi chó là điềm lành “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà giàu”.

Ông Nguyễn Xuân Khăng (Phó Chủ tịch UBND xã Phương Đình) cho biết: Tục thờ chó đá đã có từ lâu đời, xuất hiện ở nhiều làng quê Việt Nam, không riêng gì làng Địch Vĩ.

Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Người Việt thường chôn chó đá trước cổng với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ. Tục thờ chó đá ở địa phương tôi cũng tương tự như vậy.

Trước giờ người dân trong làng lấy “quan hoàng thạch” như một vị bao công để xét xử những oan ức, chuyện éo le, khó phân giải của người đời: “một người mất trộm, ra đặt lễ, kêu khấn rồi lại thấy của. có người bị vu oan, ra cậy ngài để minh giải nỗi oan sai.

Hay đôi vợ chồng suýt bỏ nhau, đến thề thốt với ngài rồi lại đoàn tụ gia đình. Người buôn kẻ bán ở chợ quê gần đó năng cầu nguyện thì buôn bán gặp may”.

Chợ phiên họp tại làng Địch Vĩ, cạnh ngôi đền thờ Quan Hoàng Thạch.

Như vậy, tục thờ chó đá, tôn chó đá làm Quan lớn cũng có lẽ có nó và đã trở thành nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của người dân làng Địch Vĩ, đặc biệt vào các ngày rằm, mùng 1, Tết Nguyên Đán.

ngọc anh (t/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.nguoiduatin.vn/la-ky-ngoi-lang-o-ha-noi-tho-vi-bao-cong-xu-an-rat-thieng-72924.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY