Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Làm cách nào để virus khỏi bay vào người?

(MangYTe) - Bạn đọc Ngọc Dân (Tây Ninh) hỏi: Đang mùa dịch bệnh Covid-19, tôi cũng như không ít người rất lo lắng về sự lây lan, nhất là trong môi trường không khí. Có cách nào để hạn chế không bị lây?.

- BS CKII Đặng Thị Thanh Lan, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhân dân 115, trả lời: Vi khuẩn (vi trùng) là những vi sinh vật đơn bào, to cỡ 1-3 micromet, sống ở ngoài môi trường và khi nó sống ký sinh trên cơ thể ký chủ thì sẽ phát triển. Với virus thì kích thước nhỏ hơn vi khuẩn từ 1 đến 100 lần. Virus cũng chỉ phát triển khi sống ký sinh trên cơ thể ký chủ, từ đó chúng mới có khả năng gây bệnh.

Những con vi khuẩn và virus có trong giọt nước bọt, khi chúng ta nói chuyện, ho hay hắt hơi…, chúng sẽ "bay" ra theo giọt bắn. Khi một người hắt hơi, những con virus theo giọt bắn "bay" ra mặt bàn. Một người vô tình sờ vào mặt bàn thì virus sẽ bám lên tay. Người đó không rửa tay mà cầm vào tay nắm cửa thì những con virus đó lây sang cửa. Từ đó một người khác cũng bị virus bám theo khi chạm vào tay nắm cửa.

Từ "lộ trình" này, chúng ta phải biết cách ngăn chặn những con virus đó không thể "bay" hay "bò" đi xa. Khi chúng ta ho hay hắt hơi thì che miệng lại. Dùng tay áo hay khuỷu tay để che lại chứ không dùng bàn tay, mầm bệnh sẽ phát tán khi bàn tay đó sờ vào các vật dụng khác. Do đó, việc rửa tay là quan trọng nếu ta muốn ngăn chặn dịch bệnh.

Để hạn chế không bị lây, cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Giữ cho nhà được thoáng khí, sạch sẽ bằng cách mở cửa thông thoáng, hạn chế sử dụng máy lạnh. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa bằng những chất tẩy rửa thông thường. Ở những nơi công cộng thì rửa tay bằng các sản phẩm rửa tay khô.

Xuân Thu ghi

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/lam-cach-nao-de-virus-khoi-bay-vao-nguoi-20200325202033208.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân và rìa các ngón, có tên khoa học là Dysidrose.
  • Sự kết hợp giữa tobramycin và dexamethasone để điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn nông ở mắt hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.
  • Để giúp các mẹ không phải tốn công vô ích và nhẹ nhàng hơn trong việc nội trợ của mình, bài viết sẽ chỉ ra 4 lỗi dễ phạm phải trong quá trình dọn dẹp để mọi người cùng tránh nhé!
  • Rau mầm là món ăn khá phổ biến hiện nay. Chúng có vị khác và mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều các rau thông thường.
  • Chúng ta đều biết béo phì có liên quan rất lớn đến ăn uống hàng ngày, mùa đông lại là mùa thích hợp để chọn ăn lẩu, tuy nhiên trong lẩu lại kèm theo rất nhiều chất béo. Vậy làm cách nào để được ăn món lẩu thường xuyên mà không làm chúng ta mập ra?
  • Sau ngày lễ tết với thật nhiều thực phẩm phong phú, bạn có thể cảm thấy cơ thể mình đã trở nên nặng nề hơn. Thiếu nhiệt tình làm việc, đầy bụng và rắc rối về tiêu hóa là tác dụng phụ phổ biến sau nhiều bữa tiệc.
  • Cứ mỗi lần dọn nhà là bạn lại “phát điên” vì những vết bẩn khó lau chùi? Vậy làm thế nào để công việc dọn nhà trở nên dễ dàng hơn?
  • Chỉ cần ghi nhớ một vài mẹo dưới đây thì việc nội trợ của bạn sẽ đơn giản và dễ dàng hơn nhiều.
  • Việc bảo quản thực phẩm bằng nhiệt độ thấp được sử dụng khá phổ biến từ thiết bị làm lạnh như: tủ lạnh, buồng lạnh, kho lạnh... có thể dễ dàng mua sắm, lắp đặt ở bất cứ đâu có nguồn điện cung cấp. Tuy nhiên, việc bảo quản lạnh phải đúng cách để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Nên ăn hết trứng luộc, hải sản đã chế biến trong ngày, nếu để qua đêm thì bỏ đi đừng tiếc vì ăn vào sẽ hại gan, hại thận.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY