Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Lâm Đồng: Tay chân miệng có nguy cơ bùng phát thành dịch

Với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, bệnh tay chân miệng ở tỉnh miền núi Lâm Đồng có nguy cơ phát triển thành dịch.
Tại một cuộc họp về phòng, chống bệnh TCM do Phó Chủ tịch UBND tỉnh lâm đồng - ông Trương Văn Thu - chủ trì, cơ quan chức năng của tỉnh đã thống kê được con số hiện toàn tỉnh có đến 464 ca mắc bệnh TCM - gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số ca mắc bệnh chủ yếu tập trung ở trẻ dưới 3 tuổi. Đặc biệt, một trẻ 16 tháng tuổi đã bị Tu vong sau khi nhập BV Nhi Đồng TPHCM. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng, đến cuối tháng 7, cả tỉnh có 77 trường hợp mắc bệnh TCM; tập trung ở hai huyện Đức Trọng (27 ca) và Lâm Hà (14 ca). Đến đầu tháng 8, số người mắc bệnh TCM ở lâm đồng đã nhanh chóng tăng lên 264 ca và càng nhanh chóng tăng lên vào cuối tháng 8 này với 464 ca. Điều đáng cảnh báo khác, theo cơ quan y tế, qua theo dõi, thực trạng bệnh TCM thường có xu hướng gia tăng mạnh vào hai thời điểm trong năm là từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến cuối năm. Như vậy, với lâm đồng, điều đáng quan tâm không chỉ là con số 246 ca vào đầu tháng 8 đã tăng lên nhanh chóng vào cuối tháng 8 với 464 ca mắc bệnh TCM, mà còn là khả năng dự báo của cơ quan chức năng về quy luật của căn bệnh này trong tháng 9 đến cuối năm sẽ còn tăng khá nhanh - nếu không phòng, chống tốt, con số này có thể tăng lên hàng nghìn ca. TP.Bảo Lộc hiện là một trong những địa phương được ghi nhận có số lượng trẻ mắc bệnh TCM nhiều của tỉnh lâm đồng. Theo số liệu của Trung tâm Y tế Bảo Lộc, vào tháng 5, cả TP chỉ có 5 ca đầu tiên mắc bệnh TCM. Trong hai tháng 6 và 7, Bảo Lộc phát sinh thêm 10 ca mắc căn bệnh này. Đến tháng 8 (chỉ chưa đến 30 ngày - tính đến 29/8), số lượng trẻ bị bệnh TCM của Bảo Lộc đã nhanh chóng tăng thêm 31 cháu - nâng tổng số ca nhiễm bệnh TCM của toàn TP lên 46 ca. Đặc biệt, trong số đó đã có 1 trường hợp ở thôn Ánh Mai I (xã Lộc Châu) bị Tu vong sau khi nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM. “Con số thống kê của Trung tâm Y tế Bảo Lộc chưa phản ánh đầy đủ tình hình dịch bệnh TCM trên địa bàn TP. Bởi, ngoài số trẻ được đưa đến khám tại các cơ sở y tế của Nhà nước thì hằng ngày, nhiều cơ sở y tế tư nhân cũng tiếp nhận một số lượng bệnh nhân TCM đến khám và chữa trị rất đáng kể và không thể thống kê được” – ông Phan Sỹ Long - GĐ Trung tâm Y tế Bảo Lộc - cho biết.

Trước tình hình trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh lâm đồng - ông Trương Văn Thu - chỉ đạo: Sở Y tế lâm đồng phải giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình bệnh TCM; chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị đầy đủ Thu*c men và phương tiện cần thiết để tập trung điều trị bệnh nhân, không để xảy ra trường hợp Tu vong do bệnh TCM...

Ở hệ giáo dục mầm non, lâm đồng hiện có 159 trường với khoảng 54.000 trẻ theo học. Số liệu thống kê hiện bệnh TCM đã tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ và cảnh báo bệnh tăng nhanh từ tháng 9 đến cuối năm hằng năm đang là mối quan tâm không nhỏ của cơ quan y tế, giáo dục, phụ huynh... và chính quyền đối với 54.000 trẻ theo học ở 159 trường mầm non trên địa bàn tỉnh lâm đồng hiện nay. Theo Khắc Dũng -Lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-lam-dong-tay-chan-mieng-co-nguy-co-bung-phat-thanh-dich-9964.html)

Tin cùng nội dung

  • TP.HCM thêm 2 em bé ch*t do bệnh tay chân miệng, đưa số trẻ Tu vong vì bệnh này từ đầu năm đến nay lên số 9.
  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Theo Ha Quyên chia sẻ: “Họ mượn lưới của anh Tiến để mình và một người nữa giả vờ kéo lưới bắt cá để quay phim và chụp ảnh”
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Tết này gia đình tôi lên Đà Lạt ăn tết với bên ngoại. Vợ tôi đang mang bầu, dự sinh sau tết vài ngày, lúc đó thì chúng tôi đã về Sài Gòn. Nhưng nếu lỡ cô ấy chuyển dạ ở Lâm Đồng luôn thì tôi nên đưa vợ đi sinh ở đâu? Tôi muốn tìm một bệnh viện có dịch vụ tốt và giá cả để chuẩn bị. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Hoàng - hoang.le…@yahoo.com)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY