Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Lạm dụng Thuốc nhỏ mũi co mạch, bệnh viêm xoang càng nặng hơn

(MangYTe) - Nhiều người bị viêm xoang thường lạm dụng rất nhiều Thuốc nhỏ mũi, đây là một thói quen vô cùng tai hại gây ra nhiều hậu quả xấu.

Lạm dụng Thuốc nhỏ mũi trị viêm xoang gây nhiều biến chứng

Viêm xoang là tình trạng viêm xảy ra ở các xoang cạnh mũi do nhiễm trùng. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng phổ biến như đau nhức, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi,… Theo các chuyên gia, bệnh nếu không khắc phục sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm, làm tăng khả năng mù lòa ở người bệnh.

Bệnh viêm xoang hình thành chủ yếu là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tác động đầu tiên phải kể tới chính là do môi trường ô nhiễm. Đây được xem là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang.

Theo các chuyên gia, không khí chứa nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại, hồ tắm hoặc ao hồ không được vệ sinh sạch sẽ chính là môi trường cư trú và phát triển của vi khuẩn, vi rút và nấm gây hại. Nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường xấu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm,… xâm nhập và tích tụ ở mũi, lâu dần gây viêm xoang.

Cũng có thể do hệ miễn dịch, sức đề kháng suy yếu. Hệ miễn dịch suy yếu, suy giảm niêm mạc đường hô hấp khiến cơ thể không đủ sức kháng lại sự tấn công của vi khuẩn, làm tăng khả năng mắc bệnh viêm xoang. Do cơ địa dị ứng thức ăn, Thuốc hoặc hóa chất,… gây phù nề niêm mạc mũi. Tình trạng này nếu không được kiểm soát tốt có thể gây bít tắc lỗ thông xoang. Theo thời gian kéo dài, bệnh gây nhiễm trùng ở hốc xoang dẫn đến viêm xoang. Điều kiện vệ sinh cá nhân kém như không rửa mặt hoặc không rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, vi khuẩn hoặc vi rút có thể vào mũi và gây viêm xoang.

Tránh lạm dụng Thuốc nhỏ mũi khi bị viêm xoang. Ảnh minh họa

Khi bị viêm xoang, một triệu chứng khiến bệnh nhân rất khó chịu là nghẹt mũi. Do đó tâm lý chung của bệnh nhân là muốn dùng Thuốc nhỏ mũi giúp thông đường thở. Tuy nhiên, đây là Thuốc kê đơn, nếu lạm dụng sẽ gây nhiều hậu quả xấu...

Thuốc nhỏ mũi co mạch là chất kích thích thần kinh giao cảm, có tác dụng gây co mạch tại chỗ, làm giảm sưng nề, sung huyết khi tác động lên màng nhầy. Vì thế giúp dịch đọng trong khoang mũi và hốc xoang thoát ra nhanh hơn, mũi trở nên thông thoáng và dễ thở hơn.

Thuốc co mạch trị nghẹt mũi được chia làm 2 nhóm chính, bao gồm: Các Thuốc vasopressin: Desmophressin, terlipressin. Các Thuốc alpha adrenergic: Epinephrine, norepinephrine, phenylephrine…

Trong đó, các Thuốc alpha adrenergic có tác dụng gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, giãn cơ trơn phế quản. Các Thuốc vasopressin cũng gây co mạch, tăng huyết áp, đồng thời làm tái hấp thu nước ở thận.

Các Thuốc nhỏ mũi có tác dụng co mạch phổ biến hiện nay mà chúng ta thường thấy là xylometazoline hydrochloride, naphazoline… Thuốc nhanh chóng làm co các cơ thắt của các mao mạch, động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang (làm co mạch) đẩy máu đi nơi khác làm cho hốc mũi rộng (mũi hết ngạt và dễ thở). Thường tác dụng co mạch đạt trong vòng 10 phút và kéo dài trong khoảng 2 - 6 giờ.

Điều này khiến bệnh nhân dễ lạm dụng Thuốc, tự ý sử dụng quá thời gian cho phép (5-7 ngày). Khi dùng Thuốc kéo dài và lặp lại nhiều lần sẽ xảy ra hiện tượng giãn mạch thứ phát. Nếu tiếp tục dùng Thuốc, tình trạng giãn mạch sẽ trở nên thường xuyên hơn. Cuốn mũi sẽ phù nề và mức độ ngạt mũi của bệnh nhân sẽ tăng lên.

Khi cuốn mũi bị co lại một cách cưỡng bức và dần dần hoạt động sẽ lệ thuộc vào Thuốc tới một lúc nào đó sẽ trơ đối với Thuốc (số lần nhỏ sẽ nhiều hơn, liều lượng tăng hơn và mức độ ngạt mũi cũng sẽ nặng hơn). Khi lạm dụng Thuốc đến một mức độ nào đó sẽ gây hiện tượng nhờn Thuốc, thậm chí là tác dụng ngược. Nghĩa là gây nghẹt mũi trở lại nặng hơn, gây xơ hóa niêm mạc mũi dẫn đến viêm mũi mạn tính, rất khó chữa trị.

Hơn nữa, ngoài tác dụng tại chỗ, Thuốc còn thấm qua niêm mạc vào máu gây tác dụng toàn thân, vì vậy tuyệt đối không nên dùng liều cao dài ngày. Cụ thể, Thuốc xylometazoline có tác dụng cường giao cảm thần kinh gây co mạch, giảm sung huyết nhanh trong viêm mũi/xoang. Nhưng cần hết sức thận trọng đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch, cường giáp, phụ nữ có thai/đang cho con bú. Với người bình thường, cần sử dụng khi được bác sĩ chỉ định và không dùng liên tục quá 7 ngày, mỗi ngày không quá 2 lần.

Thuốc naphazolin thuộc nhóm giao cảm, làm co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài; giảm sưng và sung huyết khi viêm mũi viêm xoang. Thuốc cũng chỉ định trong các trường hợp nghẹt mũi, sổ mũi và cho tác dụng nhanh. Tuy nhiên, Thuốc không nên dùng liên tục quá 7 ngày, chỉ 1-2 lần/ngày.

Việc sử dụng nhiều lần/ngày hoặc dùng liên tục trên 7 ngày có thể gây ra tình trạng nhờn Thuốc, lệ thuộc Thuốc và làm mũi nghẹt nhiều hơn… Ngoài ra còn có thể gây ngộ độc Thuốc do quá liều (sử dụng tại chỗ quá nhiều lần/ngày) gây ức chế hệ thần kinh trung ương, làm tim đập chậm, hạ thân nhiệt, vã mồ hôi, co giật…

Lưu ý đặc biệt với Thuốc nhỏ mũi co mạch

Khi dùng Thuốc nhỏ mũi liên tục 3 ngày không đỡ người bệnh cần ngừng Thuốc và đi khám bác sĩ. Không nên dùng Thuốc nhỏ mũi co mạch cho trẻ em dưới 6 tuổi. Với trường hợp cần dùng, phải hết sức thận trọng và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần chú ý dung dịch có hàm lượng dùng cho trẻ 0,025% và 0,05%. Bởi dung dịch 0,025%, với trường hợp cần thiết phải dùng, bác sĩ sẽ có chỉ định cho trẻ dưới 6 tuổi; trẻ dưới 12 tuổi có thể được chỉ định loại 0,05%. Nếu dùng nhầm loại 0,05% cho trẻ dưới 6 tuổi có thể nguy hiểm.

Không dùng Thuốc nhỏ mũi co mạch cho các trường hợp mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến, tăng huyết áp, đái tháo đường. Việc điều trị viêm mũi xoang với khắc phục hậu quả do lạm dụng Thuốc gây ra sẽ rất phức tạp. Do đó, với bất kỳ trường hợp nào, cũng nên tới chuyên khoa tai mũi họng để được khám và điều trị bài bản. Đặc biệt là tuân thủ dùng Thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, cần ăn uống thật đầy đủ chất, bổ sung vitamin, thể dục thể thao, bớt căng thẳng... giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng nước muối S*nh l* hoặc nước biển rửa mũi hàng ngày 1-2 lần để làm giảm dịch nhầy mũi và giảm nghẹt mũi.

An Dương (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/lam-dung-thuoc-nho-mui-co-mach-benh-cang-nang-hon-d193172.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY