Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Làm gì để sống chung với bệnh suy giáp?

Cho dù bạn mới được chẩn đoán mắc bệnh suy giáp hay đã sống chung với bệnh trong nhiều năm...

Những điều bạn cần chủ động làm bao gồm nhận thức về sức khỏe tâm thần của bản thân, chia sẻ với những người thân yêu để được hỗ trợ, xây dựng lối sống lành mạnh và hình thành mối quan hệ hợp tác hiệu quả, thấu hiểu với bác sĩ điều trị.

Kiểm soát cảm xúc

Sống chung với một căn bệnh suốt đời như suy giáp không phải dễ dàng, người bệnh dễ trải qua những cảm xúc như tức giận, thất vọng hoặc buồn bã. Những căng thẳng về thể chất như ngủ không đủ giấc, lối sống ít vận động hoặc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ góp phần làm tăng thêm những cảm giác này. Vì vậy, bạn cần nhận biết các triệu chứng trầm cảm và lo âu (sự cáu kỉnh, khó ngủ hoặc khó tập trung, mất hứng thú với những hoạt động từng ưa thích, buồn bã cả ngày...) để trao đổi với bác sĩ trị liệu. Để giúp giảm căng thẳng, hãy tham gia các kỹ thuật thân tâm như yoga và thái cực quyền; thiền chánh niệm; áp dụng thói quen ngủ lành mạnh (ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, ngủ đúng giờ...). Chọn một hình thức tập thể dục mà bạn yêu thích như khiêu vũ, làm vườn, đi bộ đường dài hoặc bơi lội.

Người bệnh suy giáp nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân với sự hỗ trợ của chuyên gia dinh dưỡng.

người bệnh suy giáp nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân với sự hỗ trợ của chuyên gia dinh dưỡng.

Kiểm soát thể chất

Ngoài việc dùng Thu*c tuyến giáp, việc thực hiện các thói quen lành mạnh và duy trì cân nặng bình thường là điều quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Cách để tối ưu hóa sức khỏe tuyến giáp và quản lý cân nặng là tập thể dục và ăn uống đúng cách.

Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ ngày, 5 lần/ tuần là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và tuyến giáp. Tập thể dục hàng ngày giúp tăng cường trao đổi chất, giảm mệt mỏi và đau cơ, hạn chế sự thèm ăn, giảm đường huyết, tăng mức serotonin...

Ăn uống đúng cách: Một chế độ dinh dưỡng phù hợp khi bạn đang phải vật lộn với các vấn đề về tuyến giáp là một thách thức không nhỏ. Do vậy, bạn nên gặp chuyên gia dinh dưỡng, trao đổi với bác sĩ về việc kiểm tra mức vitamin và khoáng chất nhất định (cả những mức có thể liên quan đến chứng suy giáp của bạn, như vitamin D, vitamin B12 và selen).

Việc sống chung với bệnh suy tuyến giáp sẽ dễ dàng hơn nhiều với sự hỗ trợ và động viên của người thân, bạn bè. Bạn có nói về bệnh của mình hay không là do bạn quyết định, nhưng ít nhất việc bạn ra ngoài và tận hưởng cuộc sống với người thân, bạn bè đi mua sắm, đi chơi xa cuối tuần... sẽ là một sự phân tâm lành mạnh.

Hãy tìm kiếm các thông tin để chăm sóc sức khỏe cho chính mình và có thể nói chuyện với những người đồng cảm và hiểu các triệu chứng của bạn, để thấy rằng bạn không đơn độc.

Chủ động trong việc điều trị

Bạn cần chủ động trong việc tìm hiểu ngày càng nhiều hơn về bệnh suy giáp, đặc biệt là các sắc thái bệnh cụ thể của mình. Bạn nên lưu các kết quả xét nghiệm tuyến giáp của mình và trao đổi với bác sĩ để xác định mức TSH tối ưu cho sức khỏe của bạn.

Cuối cùng, việc giữ mối quan hệ với một bác sĩ, một người đồng hành trong việc quản lý căn bệnh suy giáp của bạn, có lẽ là điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình.     

BS. Nguyễn Thông

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lam-gi-de-song-chung-voi-benh-suy-giap-n187427.html)
Từ khóa: bệnh suy giáp

Chủ đề liên quan:

bệnh suy giáp

Tin cùng nội dung

  • Trầm cảm không những là hậu quả của suy giáp mà còn có thể trở thành nguyên nhân khiến cho bệnh tuyến giáp ngày càng trầm trọng hơn.
  • Suy giáp là hiện tượng mà tuyến giáp không thể cung cấp đủ hormon để cho cơ thể hoạt động bình thường (hay nói cách khác là tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả).
  • Giáp trạng là một tuyến nhỏ có hình con bướm nằm ở cổ, chịu trách nhiệm sản xuất nhiều hoóc-môn có ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất và sản xuất năng lượng của cơ thể.
  • Suy giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất không đủ một số hormon. Nồng độ hormon tuyến giáp thấp có thể gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng. Nếu không nhận biết sớm và điều trị, suy giáp có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.
  • Suy giáp trạng thường thấy ở 2 loại tuổi hết sức trái ngược nhau: trẻ con và lứa tuổi từ 60 – 70 tuổi.
  • Em nghe nói bị suy giáp, điều trị bằng phóng xạ thì không nên sinh con vì con sinh ra sẽ bị quái thai. Xin hỏi BS, điều đó có đúng không ạ?
  • Trước khi mang thai nên thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng hoạt động của tuyến giáp.
  • Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormon nhất định. Điều này có thể để lại những hậu quả bất lợi tới khả năng sinh sản, dẫn đến vô sinh hoặc mang thai nhưng có nhiều nguy cơ.
  • Hệ thống tuyến nội tiết là một tổ chức biệt hóa đặc biệt, làm nhiệm vụ sản xuất ra các hormon.
  • Suy giáp (còn gọi là thiểu năng tuyến giáp hay nhược năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một vài loại hormone (nội tiết tố) quan trọng cho cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY